Sở hữu trí tuệ trong Chuỗi cung ứng
Sở hữu trí tuệ (IP) là những phát minh; tác phẩm; thiết kế; hoặc biểu tượng, tên và hình ảnh được sử dụng trong thương mại. IP của sản phẩm sẽ được bảo vệ theo luật, cụ thể như các bằng sáng chế, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu, cho phép chủ sở hữu được công chúng nhận diện hoặc sở hữu các lợi ích tài chính từ những gì họ tạo ra.
Quyền sở hữu trí tuệ chỉ hết khi: (a) thoả mãn 2 điều kiện là sản phẩm đã được đưa ra thị trường và hành động đưa sản phẩm ra thị trường được thực hiện bởi chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ, hoặc với sự đồng ý của chủ thể này; (b) quyền phân phối sản phẩm không còn và quyền sản xuất sản phẩm không bị ảnh hưởng; hoặc (c) khi hết quyền sở hữu trí tuệ xảy ra, chỉ quyền phân phối đối với sản phẩm cụ thể đã được đưa ra thị trường không còn và những sản phẩm chưa được đưa ra thị trường không bị ảnh hưởng.
Nguy cơ xâm phạm IP
Vi phạm bản quyền hiện đã len lỏi vào hầu hết mọi khía cạnh của Chuỗi cung ứng end-to-end. Mức độ nghiêm trọng của vấn đề trộm cắp bí mật thương mại thể hiện qua ví dụ:
- Theo Ủy ban châu Âu, năm 2013 ngành công nghiệp hóa chất tại các quốc gia thành viên EU bị mất tới 30% doanh thu cho việc chiếm dụng bí mật thương mại.
- Vào năm 2006, một kỹ sư của Công ty Ford Motor đã sao chép hàng ngàn tài liệu của công ty vào ổ cứng và đem nó cho đối thủ cạnh tranh tại Trung Quốc. Ford ước tính thiệt hại từ vi phạm đó ở mức hơn 50 triệu USD.
93% trong số giám đốc điều hành từ các công ty đa quốc gia (do Create.org thực hiện) cho biết bảo vệ IP là một chức năng của bộ phận pháp lý của công ty. Và cuộc khảo sát cũng nhấn mạnh sự thiếu tự tin về phương pháp truyền thống mà hiện các công ty vẫn đang áp dụng. Chỉ có 36% cảm thấy rằng chương trình của công ty hiệu quả trong việc quản lý rủi ro.
Áp dụng phương pháp tiếp cận bằng hệ thống quản lý
Xây dựng đội ngũ bảo vệ IP gồm các giám đốc điều hành hàng đầu và các công ty về IP có trách nhiệm bảo vệ IP trong nội bộ và trên toàn Chuỗi cung ứng. Công ty Siemens – Gã khổng lồ kỹ thuật và điện tử của Đức đã thành lập một bộ phận Sở hữu trí tuệ doanh nghiệp trung ương, điều phối chiến lược, chính sách và quy trình bảo vệ IP của công ty, và tùy chỉnh cách tiếp cận bao quát để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng bộ phận trong 15 chi nhánh.
Thiết lập khả năng hiển thị trong quy trình IP và các vấn đề tiềm ẩn
Cập nhật những rủi ro tiềm ẩn cho các thành viên trong Chuỗi cung ứng và kiểm tra tính bảo mật IP của các đối tác. Nike hiện đã đưa yếu tố bền vững vào bảng đánh giá các nhà cung cấp, với tỷ lệ 25%, tương đương với chất lượng, giá cả, tính kịp thời và quy trình giao hàng. Tương tự như vậy, các công ty như Microsoft đã bắt đầu kết hợp bảo vệ IP vào benchmark đánh giá nhà cung cấp. Làm như vậy giúp xây dựng sự liên kết giữa các chức năng tìm nguồn cung ứng và tuân thủ quy định trong công ty.
Sử dụng các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với các vi phạm
Các công ty đa quốc gia có thể giúp các nhà cung cấp và đối tác kinh doanh phát triển khả năng bảo vệ tài sản trí tuệ bằng cách đào tạo, trong đó xác định các yếu tố rủi ro và chia sẻ các thực tiễn tốt nhất. Ngày càng nhiều công ty ở các nền kinh tế đang phát triển nhận ra rằng việc duy trì tiêu chuẩn cao về an toàn, thực hành lao động, chất lượng hoặc bảo vệ IP, có thể mang lại lợi thế cạnh tranh. Trong thời gian tới, các nhà cung cấp có thể được khuyến khích tuân theo các ưu đãi, chẳng hạn như độ nhận diện của công chúng hoặc mối quan hệ lâu dài với công ty mua.
Ngoài việc có các hệ thống bảo mật CNTT để ngăn chặn hành vi trộm cắp trên mạng, công ty cần hạn chế quyền truy cập vào các bí mật thương mại giữa nhân viên và các đối tác trong Chuỗi cung ứng. Một trong số nhiều cách để bảo vệ thông tin là mã hóa tài liệu bí mật. Tài liệu điện tử có thể chỉ tồn tại trong khoảng thời gian giới hạn, chỉ có thể được truy cập bằng mã đặc biệt và bị hạn chế lưu, chuyển tiếp hoặc in.
THAM GIA: GROUP CỘNG ĐỒNG LOGISTICS & SUPPLY CHAIN VIỆT NAM
Cuối cùng, trong trường hợp vi phạm IP, công ty có thể hoặc không thể thực hiện hành động pháp lý, nhưng cần tiến hành điều tra đầy đủ về nguyên nhân rò rỉ thông tin, xây dựng kế hoạch khắc phục và theo dõi để xác minh việc thực hiện. Đưa các nhà cung cấp tham gia vào quy trình, thực hiện hành động pháp lý và chỉ tập trung vào các nỗ lực khắc phục có thể là phản ứng có lợi nhất trong dài hạn.
Ngừng tiếp cận quyền IP theo cách phụ thuộc vào điều khoản kiểm toán hoặc hợp đồng đối sẽ xây dựng khả năng bảo vệ tài sản trí tuệ trong toàn bộ Chuỗi cung ứng, tăng tính minh bạch và thúc đẩy văn hóa tuân thủ có lợi cho tất cả.
Case study
Vấn đề
Một công ty châu Âu trong lĩnh vực dụng cụ nha khoa đã bán sản phẩm tại Trung Quốc thông qua một nhà phân phối tại đất nước đó. Họ phát hiện ra một đối thủ cạnh tranh ở Trung Quốc đang cung cấp một sản phẩm tương tự, nhưng được chế tạo theo thông số kỹ thuật thấp hơn sử dụng thiết kế bên ngoài, bảng màu và giao diện điều khiển giống hệt nhau. Hướng dẫn kỹ thuật, sơ đồ và các bộ phận của tài liệu bán hàng của họ dường như được sao chép trực tiếp từ công ty dụng cụ nha khoa châu Âu.
Giải quyết
Đầu tiên, các đại diện của công ty châu Âu đã tiếp cận công ty tại một hội chợ thương mại để phàn nàn về sự xâm phạm IP nhưng không nhận được phản hồi tích cực.
Sau đó, công ty Châu Âu tiến hành tìm kiếm tư vấn pháp lý. Vì công ty không đăng ký bằng sáng chế để bảo vệ hình dáng bên ngoài và chức năng của sản phẩm, nên những cố gắng cáo buộc công ty Trung Quốc vi phạm bằng sáng chế là điều khó thực hiện. Phương án duy nhất mà công ty có thể tranh luận là việc vi phạm bản quyền của hướng dẫn kỹ thuật.
Thay vì đi theo con đường hợp pháp, công ty Châu Âu đã gửi một lá thư cảnh báo thông qua các luật sư địa phương, rằng sẽ đưa vấn đề này ra tòa. Công ty châu Âu cảnh báo rằng một vụ kiện như vậy sẽ gây lãng phí thời gian cho cả hai bên và ngay cả khi họ không thành công trước tòa, công ty Trung Quốc cũng sẽ tự gây hại cho hình ảnh công ty. Do đó, công ty Trung Quốc vi phạm đã quyết định thay đổi một số tính năng bên ngoài của sản phẩm, sản xuất sách hướng dẫn và tài liệu quảng cáo mới để giảm đáng kể sự tương đồng với sản phẩm châu Âu.
Mặc dù công ty châu Âu không tiến hành kiện pháp lý, nhưng trong trường hợp này, một lá thư cảnh báo theo sau cuộc đàm phán đã tạo ra một kết quả khả quan.
Bài học rút ra
- Công ty cần đăng ký bằng sáng chế về thiết kế hoặc tiêu chuẩn cho sản phẩm của họ ở Trung Quốc, điều này sẽ mang lại quyền rõ ràng đối với thiết kế. Do đó, các doanh nghiệp nên đảm bảo đăng ký IP càng sớm càng tốt, để được bảo vệ tối đa.
- Kiện tụng không phải là con đường duy nhất giải quyết mâu thuẫn. Hãy tận dụng khuôn khổ quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ tồn tại ở nước doanh nghiệp đang kinh doanh.
- Sử dụng lá thư cảnh báo có thể là phương án thay thế khả thi cho việc truy tố hình sự hoặc tố tụng dân sự. Phát hành thư cảnh báo kết hợp với các cuộc đàm phán, trong một số trường hợp, có thể dẫn đến kết quả thỏa đáng.
- Luôn luôn hiểu biết và thực thi quyền về IP.
Theo tradeready.ca, eurobiz.com.cn, Phillip and Leigh & supplychaindive.com