Supply Chain

Cùng hội bạn thân tham gia game về Supply chain nào!

Không có gì giúp bạn học hỏi và hiểu rõ Chuỗi cung ứng hơn bằng cách thực hành. Tại sao lại không tranh thủ thời gian rảnh để tìm hiểu về một số game giúp bạn trải nghiệm công việc hằng ngày của một Chuỗi cung ứng nhỉ? Hãy rủ bạn bè của mình để cùng tham gia những game về Chuỗi cung ứng này nhé:

 

Beer Distribution Game

 

Image result for the beer game

 

Được sử dụng phổ biến nhất là Game phân phối bia. Đây là  game mô phỏng trải nghiệm kinh doanh thực tế, được đội ngũ giáo sư của trường MIT Sloan School of Management từ những năm  đầu 1960, tập trung vào một số nguyên tắc chính của công tác quản lý Chuỗi cung ứng. 

 

Mục đích của trò chơi là tìm hiểu quy trình phân phối của Chuỗi cung ứng multi-echelon được sử dụng để phân phối 1 mặt hàng duy nhất, bia. Người chơi sẽ lập một đội với ít nhất 4 thành viên và cạnh tranh với các đội khác trong vòng ít nhất một giờ. Mỗi đội chơi sẽ đóng 4 vai trò sau: nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và nhà bán lẻ; đáp ứng thời gian trao đổi, liên lạc về đơn hàng trong vòng 2 tuần đối với upstream và hoạt động cung ứng sản phẩm trong vòng 2 tuần đối với downstream. Các thành viên phải tự đưa ra quyết định dựa trên đơn hàng của người có liên quan trực tiếp đang đóng vai trò là khách hàng của mình. Đội chơi sẽ bị trừ 1 điểm nếu quá mức tồn kho cho phép hoặc bất kỳ đơn hàng backlog nào (backlog cũ + đơn hàng – hàng tồn kho hiện tại). Đội chơi có Chuỗi cung ứng đạt với chi phí thấp nhất sẽ thắng. Chuỗi cung ứng trong game được đánh giá là đơn giản và lý tưởng, nhưng có thể mô tả thực tế về hệ quả của một hệ thống nghèo nàn và sai lệch thông tin giữa các mắt xích cung ứng.

 

Trong phiên bản boardgame, người chơi chỉ được sử dụng thông tin trên các mảnh giấy có ghi số đơn đặt hàng hoặc sản phẩm. Nhà bán lẻ rút ra từ bộ bài những gì khách hàng yêu cầu, và nhà sản xuất sẽ tiến hành đặt hàng và chuyển hóa nó thành một sản phẩm trong thời gian  4 tuần.

 

Điểm đáng chú ý là, vì cấm giao tiếp bằng lời nói trong trò chơi, người chơi thường cảm thấy bối rối khi không thể truyền đạt thành công mục đích chính của họ. Đây cũng chính là hiệu ứng Bullwhip (một hiện tượng khi số lượng đơn đặt hàng gửi cho nhà sản xuất và nhà cung cấp có sự chênh lệch lớn hơn so với nhu cầu của khách hàng) thường xuyên diễn ra trong Chuỗi cung ứng.

 

Các bạn có thể lập team và chơi thử tại đây: https://beergame.opexanalytics.com/

 

The SCOR Model Supply Chain Game

 

Một cách để học về Mô hình tham chiếu Chuỗi cung ứng SCOR chính là bộ game cùng tên, được tổ chức trên các giảng đường để giúp sinh viên hiểu biết toàn diện về các quy trình và thách thức trong quản lý Chuỗi cung ứng thông qua những minh họa các quy trình Plan, Source, Make, Deliver, và Return. 2 đội Chuỗi cung ứng sẽ cạnh tranh nhau để sản xuất và bán hai sản phẩm, mỗi sản phẩm với nhu cầu khác nhau. Mỗi đội chơi sẽ vào vai 3 chức năng:

  • Nhà cung cấp
  • Nhà sản xuất
  • Sales & Marketing

 

3 phòng ban này được liên kết bởi các luồng tài chính, thông tin và nguyên vật liệu với các nhà cung cấp dịch vụ 3PL, người thu thuế, khách hàng của mỗi chức năng và khách hàng cuối cùng.

 

Không giống như trò chơi Beer Distribution, SCOR 4 Model Supply Chain game cung cấp thêm độ phức tạp bằng những yếu tố thực tế  như trên và việc người chơi có thể cởi mở chia sẻ thông tin cho phép phát triển kỹ năng xây dựng mối quan hệ và đàm phán. Những khác biệt này cho phép người chơi hiểu hơn về các quy trình trong một Chuỗi cung ứng đa dạng và phức tạp.

 

Để có thể thắng trò chơi này, người chơi cần hiểu rõ những vấn đề liên quan đến quy trình 5 bước trong mô hình SCOR: lập kế hoạch bằng cách phát triển hàng tồn kho, phân phối và có chiến lược quản lý quan hệ khách hàng cũng như báo giá phù hợp. Người chơi cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề Logistics trong sản xuất và giao hàng. Nhu cầu khác biệt giữa 2 sản phẩm cũng góp phần vào sự phức tạp trong việc quản lý Chuỗi cung ứng và minh họa tầm quan trọng của hoạch định chiến lược.

 

The Fresh Connection

 

Related image

 

Từ năm 2008, The Fresh Connection đã được trải nghiệm bởi hơn 12.000 chuyên gia tại 600 công ty trên toàn thế giới. Theo Fortune Global 500 thống kê, 40% trong số 100 doanh nghiệp sản xuất hàng đầu đang sử dụng The Fresh Connection, với hầu hết các ‘ông lớn’ đang ứng dụng trong việc đào tạo nội bộ và đánh giá, lựa chọn ứng viên tiềm năng như: DHL, Nissan, Nestle, Coca Cola, GSK, Honda, Shell, Canon, v.v…

 

Người tham gia sẽ đóng vai là những Vice President được chia vào nhóm 4 vị trí sau:

 

  • Purchasing: Cải thiện hiệu suất mua hàng, đáp ứng yêu cầu cơ bản của các bộ phận theo chiến lược công ty
  • Operation: Tối ưu hóa sản xuất trong điều kiện mới (yêu cầu đầu ra của Sales cao hơn – khuyến mãi, chất lượng sản phẩm)
  • Supply Chain: Bố trí kho hàng, dự trữ, tiết giảm chi phí
  • Sales: Cải thiện tình hình bán hàng, đáp ứng yêu cầu cơ bản của khách hàng

 

The Fresh Connection là một mô hình giả lập hoạt động kinh doanh liên phòng ban trong Chuỗi cung ứng nước trái cây toàn cầu của một công ty FMCG cùng tên đang bị thua lỗ, tức Return On Investment (ROI) của công ty đang ở mức âm. Nhiệm vụ của đội ngũ quản trị này là đưa ra những quyết định về chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh của công ty, tức mang lại ROI cao nhất có thể.

 

Đến với mô hình TFC, các bạn luôn phải nhận dạng và đào sâu tìm hiểu các nguyên nhân cốt rễ dẫn đến tình trạng kinh doanh kém hiệu quả của công ty, dựa vào đó đề ra chiến lược bán hàng và cung ứng nguyên vật liệu nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong 6 tháng tiếp theo. Điều này sẽ giúp người chơi hình thành tư duy phối hợp và trade-off giữa các phòng ban trong chuỗi cung ứng khi đưa ra quyết định. Thông qua việc giao tiếp liên tục xuyên suốt quá trình hợp tác giữa 4 phòng ban, các bạn cũng sẽ phát triển tối đa bộ kỹ năng mềm rất cần thiết như: làm việc nhóm, lãnh đạo, giao tiếp, phân tích, lắng nghe và giải quyết vấn đề.

 

Ngoài ra, TFC là một mô hình định lượng. Chính vì thế, mọi lập luận, phân tích và giải pháp của các bạn đều phải dựa trên cơ sở báo cáo số liệu, biểu đồ, báo cáo tài chính, v.v. Nhờ đó, các bạn còn được bổ trợ và rèn luyện cách làm việc với những con số thông qua phân tích dữ liệu, tính toán, tư duy logic và đặc biệt là tư duy phản biện.

 

Thông qua việc giải quyết tình huống mô phỏng thực tế các vấn đề doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt, người chơi có thể có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về hoạt động của cả chuỗi cung ứng, hiểu được tầm quan trọng quá trình tương tác giữa các phòng ban trong chuỗi và tích lũy những kỹ năng cần thiết, để từ đó dễ dàng định hướng và nắm bắt các cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

 

Mô hình này đã được được đưa vào giảng dạy rất hiệu quả tại VILAS. Để có thể cơ hội thử thách bản thân với mô hình này, các bạn hãy cùng đón xem thông tin từ VILAS trong năm tới nhé!

 


Trở thành Chuyên viên Chuỗi cung ứng cùng VILAS

  • Xây dựng tư duy hệ thống
  • Trải nghiệm thực tế mô hình giả lập chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới

Learn more about us!!!