Supply Chain Planning

Vai trò của Demand Planning trong chuỗi cung ứng 

Để đưa ra quyết định cho mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng, trước hết doanh nghiệp cần phải xác định: Đâu là những hàng hóa/ dịch vụ cần phải sản xuất? Sản xuất bao nhiêu? Và sản xuất như thế nào? Đó là lý do trả lời cho câu hỏi vì sao một chuỗic cung ứng lại cần đến bộ phận Demand Planning hay Hoạch định nhu cầu. Demand Planning kết hợp với dự báo nhu cầu (Forecasting) để cập nhật các xu hướng của thị trường. Cũng như sử dụng các công cụ phân tích, đo lường các chỉ số bán hàng quá khứ để lập chiến lược cung cầu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Vì thế vai trò của Demand Planning là không thể thiếu đối với một chuỗi cung ứng.

Việc lập một kế hoạch cung cầu vững chắc sẽ mang lại cho doanh nghiệp 4 lợi ích vượt trội sau: 

4 lý do khẳng định vai trò không thể thiếu của Demand Planning trong chuỗi cung ứng 

  • Nâng cao sự chủ động của doanh nghiệp

Hãy đặt một giả thuyết, điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp không biết được mình cần ưu tiên sản xuất sản phẩm gì và sản xuất bao nhiêu là đủ. Có 2 trường hợp có thể xảy ra: Thứ nhất doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung, dẫn đến việc tốn chi phí cao hơn để mua nguyên liệu trong thời gian ngắn nhất, và tốn chi phí cho nhân viên làm thêm giờ. Trường hợp thứ hai là doanh nghiệp sẽ mất một khoảng phí lớn để xử lý hàng tồn kho do đáp ứng thừa nhu cầu của thị trường.

Thay vì thế, Demand Planning sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán và đưa ra chiến lược giải quyết trước khi những điều này trở thành vấn đề lớn của doanh nghiệp. Thay vì phản ứng với thực tế hiện tại, doanh nghiệp có thể chuẩn bị một kế hoạch sản xuất cho tương lai nhờ vào Demand Planning.

  • Cải thiện tính linh hoạt và thích ứng với nhu cầu thị trường

Trong thời đại mọi thứ phát triển vô cùng nhanh chóng, cùng với đó là những thay đổi không thể lường trước của thị trường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của khách hàng và gây khó khăn cho hoạt động dự báo và hoạch định nhu cầu của doanh nghiệp.

Điển hình như đại dịch Covid – 19 đã khiến nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu tăng “chóng mặt” và giảm “không phanh” đối với các mặt hàng kém thiết yếu hơn. Điều này tạo nên sự đứt gãy chuỗi cung ứng nghiêm trọng. Song đây cũng chính là cơ hội giúp các nhà hoạch định nhu cầu nhận định những thiếu sót của mình. Từ đó cải thiện hiệu quả dự báo, nâng cao tính linh hoạt của chuỗi cung ứng đối với những biến đổi về nhu cầu của thị trường. 

  • Nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Bản chất của việc lập kế hoạch nhu cầu là giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả: đầy đủ và nhanh chóng mà không gây lãng phí hàng tồn kho.Trong thời đại mà tiêu chuẩn của khách hàng về chất lượng và thời gian giao nhận hàng ngày càng tăng cao. Nếu không làm dự báo nhu cầu, hoặc hoạch định nhu cầu không tốt có thể gây ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, nghiêm trọng hơn là sự trung thành của họ dành cho doanh nghiệp của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang trao cơ hội chiếm lĩnh thị trường cho các đối thủ của mình.

THAM GIA: GROUP CỘNG ĐỒNG LOGISTICS & SUPPLY CHAIN VIỆT NAM

  • Tối ưu chi phí

Dự báo và hoạch định nhu cầu hiệu quả giúp cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng và đảm bảo được giá trị mang lại cho chuỗi cung ứng. Sử dụng kế hoạch dự báo nhu cầu thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất theo đúng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, hạn chế tối đa dư thừa hàng tồn kho. Từ đó cắt giảm chi phí dành cho những hoạt động dư thừa như chi phí nhân công, chi phí sản xuất hay chi phí lưu kho,…. Bên cạnh đó là tránh việc sản xuất thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, gây giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế, một kế hoạch nhu cầu vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng của mình.

Tạm kết:

Lập kế hoạch nhu cầu hiệu quả mang lại cả lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng bằng cách giúp các doanh nghiệp đạt được sự cân bằng phù hợp giữa lượng hàng tồn kho và nhu cầu của khách hàng. Đó không phải là một mục tiêu dễ dàng, đặc biệt công việc này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phòng ban trong một tổ chức. 

Hàng tồn kho dư thừa làm tăng chi phí lưu trữ và tăng khả năng bạn bị mắc kẹt với hàng tồn kho có giá trị thấp hoặc lỗi thời. Ngoài ra, việc lập kế hoạch không tốt có thể dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng do doanh nghiệp bị thiếu sản phẩm. Tất cả những vấn đề này có thể dẫn đến sự chậm trễ, gây giảm sự hài lòng của khách hàng. Và đây chính là lý do cho thấy vai trò chiến lược của Demand Planning trong một chuỗi cung ứng. 

 

THAM KHẢO BÀI VIẾT:

  1. 3 Kỹ thuật dự báo nhu câu hiệu quả
  2. Vì sao chuỗi cung ứng cần S&OP
  3. RACI – Ma trận xác định trách nhiệm & vai trò nhân sự trong S&OP

Chương trình Đào tạo Demand & Supply Planning (DSP) cung cấp kiến thức chuyên môn về các nguyên tắc và thực tiễn của việc lập kế hoạch cung – cầu.

Chương trình Đào tạo Demand & Supply Planning (DSP) cung cấp kiến thức chuyên môn về các nguyên tắc và thực tiễn của việc lập kế hoạch cung – cầu.