Supply Chain Management

4 chiến lược làm nên sự thành công của Chuỗi Cung ứng Nestlé

Khi nói đến thị trường thực phẩm và đồ uống, Nestlé là công ty lớn nhất thế giới thống trị lĩnh vực này. Thành lập vào năm 1866 bởi dược sĩ Henri Nestlé người Thụy Sĩ, tổ chức ban đầu chuyên về ngũ cốc cho trẻ sơ sinh. Từ những khởi đầu nhỏ này, Nestlé đã phát triển qua nhiều năm bằng cách mua lại các công ty khác. Tổ chức khổng lồ này hiện hoạt động tại 189 quốc gia khác nhau với hơn 339.000 nhân viên toàn thế giới. Chắc hẳn với quy mô như vậy thì Chuỗi cung ứng của họ chắc chắn chứa đựng rất nhiều điều mà chúng ta có thể học hỏi phải không nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về Chuỗi cung ứng của Nestlé ngay bây giờ nhé!

Nestle

Thông qua phân tích Chuỗi cung ứng của tập đoàn này, các doanh nghiệp có thể học được rất nhiều từ thành công của Nestlé, khi công ty Thụy Sĩ tiếp tục mở rộng và phát triển sản phẩm của họ. Dưới đây, bạn sẽ tìm hiểu thêm về bốn điểm mạnh chính của Nestlé, cùng với việc tìm hiểu các lí do họ đạt được những thành công nhất định trong các lĩnh vực này.

  1. Lập hồ sơ người tiêu dùng

Để tạo ra sản phẩm thu hút người tiêu dùng, Nestlé tin tưởng vào chiến lược mà họ gọi là “Xây dựng thương hiệu theo cách Nestlé (Brand Building the Nestlé Way – BBNW)”. Một trong sáu nguyên tắc nền tảng của BBNW là tập trung vào việc lập hồ sơ người tiêu dùng sử dụng thương hiệu của họ. Thật vậy, Nestlé rất gắn kết với khách hàng, đặc biệt là trên các kênh trực tuyến. Để xác định đúng đối tượng khách hàng và lý do mua hàng, công ty không dừng lại ở việc nghiên cứu thị trường nhằm tiếp cận khách hàng, khi họ cố gắng tìm kiếm đúng đối tượng khách hàng của mình và lý do khiến họ lựa chọn.

users

Là một công ty, Nestlé vượt trội trong việc tương tác với người tiêu dùng thực tế trên truyền thông xã hội. Điển hình, 850 trang Facebook của họ cho các nhãn hiệu khác nhau có tổng cộng 210 triệu người hâm mộ. Đó là một cách hay nhằm thu thập nhanh chóng và hiệu quả phản hồi của khách hàng. Để nhận được mức phản hồi cao, công ty đăng khoảng 1.500 mục mới mỗi ngày trên nền tảng trực tuyến. Khi nói đến hoạt động phân tích Chuỗi cung ứng, việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của công ty là điều kiện tiên quyết để vận hành hiệu quả doanh nghiệp.

  1. Tập trung vào hoạt động hoạch định nguồn cung có trách nhiệm

Trong quá trình phân tích chuỗi cung ứng của Nestlé, rõ ràng việc tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm là mối quan tâm lớn đối với công ty. Với 700.000 nông dân làm việc cho Nestlé, công ty Thụy Sĩ đặt trọng tâm vào hành động tôn trọng đối với nhiều gia đình và cộng đồng nông nghiệp, những người phụ thuộc vào họ. Nhờ vậy, Nestlé có thời gian rất lớn để theo dõi nguồn gốc của sản phẩm, do đó đảm bảo họ đang sản xuất một cách có đạo đức. Thái độ đáng kính này đã tạo được lòng trung thành của Nestlé từ cả nhà cung cấp và người tiêu dùng của họ.

  1. Áp dụng mô hình “Mua lại” giúp đa dạng sản phẩm hơn

Với hơn 2.000 thương hiệu độc đáo và 10.000 sản phẩm trên thị trường, phần lớn chuỗi cung ứng của công ty phụ thuộc vào việc mua lại, vì họ liên tục đưa các công ty mới vào vị trí của mình. Làn sóng mua sắm này xảy ra sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, mở cửa thị trường châu Âu và Trung Quốc.

supermarket

Việc mua lại lớn đầu tiên của Nestlé là Công ty Ralston Purina, một nhà sản xuất thức ăn vật nuôi phổ biến vào năm 2001. Họ theo đuổi vụ mua bán này với Dreyer’s, Movenpick, Jenny Craig và Gerber trong những năm tiếp theo. Nestlé cam kết đầu tư vào các công ty khác cho phép họ liên tục đưa các sản phẩm mới, thú vị lên thị trường. Ngoài ra, bằng cách mua các đối thủ cũ, họ còn loại bỏ mọi mối đe dọa và tiếp cận với các nhà cung cấp của các công ty này trong quá trình chuyển nhượng.

  1. Áp dụng Chuỗi cung ứng ‘Zero – Waste’

Sau cuộc khủng hoảng truyền thông năm 2010 liên quan đến môi trường, Nestlé đã nhanh chóng cải tiến các chính sách của mình. Thay đổi đầu tiên của họ là thực hiện chính sách “không phá rừng”, để đáp lại những cáo buộc của Greenpeace về các phương pháp thu thập dầu cọ của Nestlé. Theo Pascal Gréverath, Trưởng phòng Môi trường Bền vững của Nestlé cho biết, ưu tiên hiện tại của công ty là loại bỏ chất thải trong chuỗi cung ứng của họ. Đến năm 2020, Nestlé đã cam kết hoàn toàn trở thành “zero-waste-to-landfill”. Thông qua những cam kết này, công ty đã được đầu tư vào việc cải thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng. Rõ ràng là Nestlé sẽ tự tiết kiệm tiền trong thời gian dài, vì không có lượng thực phẩm nào bị lãng phí.

wastes from industry

Nhìn chung, phân tích chuỗi cung ứng cho thấy mô hình kinh doanh của Nestlé có rất nhiều điều để các công ty khác có thể học hỏi. Cho dù bạn là một doanh nghiệp mới thành lập hay hợp tác lâu dài, tập đoàn Thụy Sĩ này cho thấy tầm quan trọng thực sự của nghiên cứu thị trường, tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm, đa dạng sản phẩm và không lãng phí.

*Zero Waste là triết lý khuyến khích việc thiết kế lại chu trình sử dụng tài nguyên sao cho tất cả các sản phẩm đều được tái sử dụng. Mục đích là để không có rác thải nào phải gửi đến bãi rác hoặc lò đốt.

Theo Michael Wilson, AFFLINK

“Thiết kế lộ trình phát triển trên bản đồ sự nghiệp chuỗi cung ứng”

 

Learn more about us!!!