Supply Chain

Bí kíp phát triển nhân tài Supply Chain của Unilever

Bí kíp quản trị nhân tài Supply Chain của Unilever

Từ năm 2009, bộ phận HR của Unilever đã quyết định lựa chọn chiến lược phát triển nhân tài chính là trọng tâm trong sứ mệnh phát triển nhân lực chuỗi cung ứng của công ty. Với mục tiêu được đề ra rõ ràng: cải thiện cả đầu vào và đầu ra, tạo ra một chương trình chuỗi cung ứng toàn cầu mang tính chiến lược, và đầu tư vào các năng lực chính và kỹ năng cụ thể mà nó có thể triển khai toàn cầu.

quản trị nhân tài Supply Chain của Unilever

Theo Sandra Kinmont, Head of Unilever’s Supply Chain Academy, các yếu tố chính để phát triển nhân tài cho chuỗi cung ứng tại Unilever bao gồm:

  • Các công việc cơ bản và vai trò trên toàn cầu: 

Tại Unilever, chuỗi cung ứng bao gồm 130 vị trí, được xác định bởi bộ phận Nhân sự thông qua từng công việc và vai trò cốt lõi trong chuỗi cung ứng. Bằng cách này, Unilever bắt đầu đo lường các kỹ năng cần thiết trong công việc, và quản lý tốt hơn sự chênh lệch tài năng giữa các vùng và cấp quản lý khác nhau bằng những can thiệp có mục đích. Họ đã làm được như vậy bằng cách sử dụng các kỹ thuật phân tích “Moneyball” của Michael Lewis.

 

XEM THÊM: BÀI HỌC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA 7 DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI 

  • Giáo trình được chuẩn hóa và Học viện Chuỗi cung ứng Thế giới:

Chương trình đào tạo này cho phép Unilever trao đổi cụ thể về những kỳ vọng và các kỹ năng cần thiết để hoàn thành 130 vị trí trong Chuỗi cung ứng công ty, làm rõ hơn về kế hoạch phát triển và về khả năng toàn cầu hóa mà tổ chức hướng đến.

  • Xây dựng tiêu chuẩn trong hoạt động tổ chức: 

Tạo ra một bộ tiêu chuẩn toàn cầu thích hợp với các hoạt động mua hàng, kỹ thuật, Logistics, sản xuất, công nghệ và đưa sản phẩm ra thị trường, cho phép Unilever tránh được những trùng lặp trong công việc giữa 190 quốc gia, đồng thời xác định các điểm giao nhau trong công việc và cách chúng hoạt động cùng nhau.

  • Phát triển kỹ năng tập thể so với phát triển kỹ năng cá nhân: 

Unilever, cũng như hầu hết các tổ chức, sở hữu các chương trình phát triển nghề nghiệp cho các cá nhân. Hơn nữa, tập đoàn cũng có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn các nhân viên có tiềm năng theo một lộ trình phát triển về khả năng lãnh đạo. Điều khác biệt mà Unilever đem lại đó là sự chuyển dịch sang các chương trình đào tạo và phát triển tập thể.

Hình dưới đây mô tả ma trận phát triển tài năng của Unilever. 130 chương trình giảng dạy dựa trên 130 vai trò, đảm bảo tính nhất quán và khả năng mở rộng trong mỗi chức năng. Các chương trình lãnh đạo khác biệt này đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo chủ chốt sẽ đạt được kiến ​​thức và kinh nghiệm sâu và phổ quát tại các vai trò quan trọng.

quản trị nhân tài Supply Chain của Unilever

XEM THÊM : GROUP CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN VIỆT NAM

 

Theo Unilever, một trong những chương trình mang lại sự khác biệt rõ rệt nhất chính là chương trình phát triển lãnh đạo trong nhà máy. Theo đó, những quản lý đã được đào tạo qua chương trình này đạt được chỉ số lãnh đạo cao hơn 3,7% so với các đồng nghiệp không được đào tạo – được xác định trong một bài kiểm tra khả năng để nâng hiệu suất hoạt động thêm 1% tại nhà máy mà cá nhân này quản lý. Sự cải tiến này cho thấy các hoạt động sẽ có tác động trong một tập thể chứ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của các cá nhân tiềm năng.

Về cơ bản, đây là một cách tiếp cận khác với cách thông thường mà nhân sự quản lý tài năng. Thay đổi và học tập theo tập thể sẽ mang lại tiềm năng nâng cao kỹ năng cho một phần lớn lao động. Điều này chắc chắn sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xảy ra trong một số chuỗi cung ứng ngày nay.

Gợi ý từ Unilever để bạn trở thành thế hệ quản lý Chuỗi cung ứng tiềm năng tiếp theo:

Ứng viên cần tích lũy và rèn luyện các kỹ năng sau:

  • Có tư duy phân tích và khả năng làm việc với số liệu
  • Tầm nhìn chiến lược
  • Nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao
  • Giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt

Cơ hội phát triển nhân tài Chuỗi cung ứng tại Unilever?

quản trị nhân tài Supply Chain của Unilever

Vị trí này được mở đối với tất cả các ứng viên tốt nghiệp Đại học từ các ngành nghề khác nhau, đặc biệt phù hợp cho khối Kinh tế, Kỹ sư, Điện, Cơ khí, Hoá chất và Công nghệ với các bộ phận ứng tuyển bao gồm:

  • Bộ phận Kế hoạch

  • Xây dựng kế hoạch cung ứng hiệu quả.
  • Kiến tạo mạng lưới nhà cung ứng nhằm đảm bảo nguồn nguyên vật liệu và hàng hóa sẵn có.
  • Bộ phận Mua hàng:

  • Phân tích những thay đổi, xu hướng và hành vi tiêu dùng. Từ đó, lựa chọn những nhà cung ứng chất lượng nhất
  • Xây dựng – quản lý mối quan hệ với những nhà cung ứng này để tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
  • Bộ phận Sản xuất:

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra ở mức cao nhất.
  • Chịu trách nhiệm quản lý dây chuyền sản xuất, tối ưu hóa vận hành đồng thời tiết kiệm chi phí.
  • Xây dựng, duy trì và tối đa hóa hệ thống cơ sở sản xuất.
  • Bộ phận Phân phối:

  • Là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Đồng thời đóng vai trò mấu chốt trong việc đảm bảo những thành phẩm sẽ được giao đến tận tay khách hàng với đúng số lượng và đúng thời điểm.

Nguồn unilever.com & scmworld.com

Chương trình đào tạo Chuyên viên Chuỗi cung ứng 

Supply Chain Executive

“Thiết kế lộ trình phát triển trên bản đồ sự nghiệp chuỗi cung ứng”

Xây dựng tư duy hệ thống kết hợp trải nghiệm mô hình”

 

 

Data Analytics Khai phá sức mạnh của dữ liệu trong lĩnh vực Chuỗi cung ứng