Supply Chain

Cách Big data tái định hình chuỗi cung ứng

Big Data là khối lượng dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau được tạo ra bởi con người, công cụ và máy móc. Nó bao gồm thông tin được thu thập từ các thiết bị hỗ trợ internet như điện thoại thông minh và máy tính bảng; phương tiện truyền thông xã hội; video & ghi âm giọng nói; việc tiếp tục lưu giữ và ghi nhật ký dữ liệu từ phần mềm nội bộ của công ty như CRM, ERP và phần mềm tài chính.

Kết hợp với công nghệ phân tích mới nhất, Big Data cho phép các công ty nhanh chóng có được những thông tin và giáp pháp hữu ích từ khối lượng lớn dữ liệu khổng lồ này. Đối với các nhà quản lý chuỗi cung ứng, chiến lược này có thể giúp tăng khả năng kiểm soát và cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về toàn bộ chuỗi cung ứng.

 

Cách Big data tái định hình chuỗi cung ứng

 

Có vô số Case study của các công ty về hoạt động chuỗi cung ứng áp dụng các giải pháp Big Data để cải tiến các quy trình cũng như mở rộng và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Dưới đây là một số Case-study nhỏ về việc ứng dụng Big data của một số công ty lớn.

  • Hiện nay, ngày càng nhiều các công ty sử dụng Internet of Things (IoT) và Machine Learning để dự đoán các tài sản cần bảo trì, tránh thời gian ngừng hoạt động đột xuất. IoT có thể cung cấp dữ liệu đo lường từ xa theo thời gian thực thông qua việc sử dụng các cảm biến công nghệ cao để ghi nhận thông tin trong quy trình sản xuất chi tiết. Ví dụ, trong mối quan hệ hợp tác với Powel – nhà cung cấp hệ thống nước ở Na Uy – để xây dựng hệ thống IoT phát hiện lãng phí nước. Trong vòng 5 ngày, nhóm đã có thể xây dựng một sản phẩm MVP (Minimum Viable Product) mà Powel có thể sử dụng để triển khai trên toàn bộ hệ thống của họ.
  • Ngày càng có nhiều tổ chức tận dụng các thuật toán Machine Learning – công nghệ tự động học hỏi nhằm phân tích dữ liệu của công ty – để dự đoán chính xác hơn việc sửa chữa máy móc “đang chờ xử lý” hoặc “thất bại”. Losant Technologies đang sử dụng Google Machine Learning để phát hiện các lỗi sắp xảy ra thông qua việc giám sát tình trạng bằng việc hợp hàng triệu điểm dữ liệu âm thanh và điểm rung động sau đó phân tích chúng bằng Machine Learning.
  • Các giải pháp Big Data có thể giúp giảm thiểu độ trễ phân phối bằng cách phân tích dữ liệu GPS, cũng như các dữ liệu về thời tiết và giao thông để tối ưu hóa các tuyến giao hàng tốt nhất. UPS sử dụng ORION, một hệ thống tối ưu hóa tuyến đường nội bộ chủ động. Mục tiêu mong đợi của UPS là tuyến đường các chuyến xe ít hơn 1 triệu dặm nhờ vào những tiến bộ Big Data.
  • Big Data cũng đang giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng nhạy bén hơn vì họ có thể hiểu rõ hơn về khách hàng và xu hướng thị trường thông qua nguồn dữ liệu giá trị của mình. Các doanh nghiệp có thể dự đoán và chủ động đưa ra chiến lược các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng. Ví dụ như, một trang trại bò sữa có thể sử dụng các cảm biến RFID và IoT (Internet of Things) để phát hiện các vấn đề up và down-stream về sức khỏe của bò, chất lượng thức ăn và thay đổi nhiệt độ. Tất cả yếu tố đó đều ảnh hưởng đến chất lượng sữa nói chung. Kết quả là trang trại có thể sản xuất các sản phẩm đồng nhất và chất lượng cao hơn.

I. Những lợi thế của việc phân tích Big Data

Bằng cách tận dụng Big Data, các tổ chức chuỗi cung ứng có thể cải thiện đáp ứng với nhu cầu không thể đoán trước và giảm các vấn đề liên quan. Họ cũng có thể thấy lợi ích trong ba lĩnh vực sau:

Giảm chi phí

Một trong những động lực chính của việc thu thập và phân tích Big Data cho các công ty ngày nay vẫn là giảm chi phí. Thông tin thời gian thực và so sánh với dữ liệu lịch sử đóng vai trò rất quan trọng.Việc truy cập dễ dàng vào dữ liệu trong chuỗi cung ứng có thể giúp doanh nghiệp thiết lập điểm chuẩn, tối ưu hóa quy trình và tìm kiếm các cơ hội để giảm thiểu chi phí.

Dữ liệu thu thập được có thể cung cấp cho công ty một bức tranh toàn cảnh của chuỗi cung ứng hiện tại để giúp đưa ra các quyết định chiến lược phù hơn, điều này có thể giúp xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả hơn về chi phí.

Sự hài lòng của khách hàng

Big Data có thể giúp doanh nghiệp tăng sự hài lòng của khách hàng một cách đáng kể, vì nó cung cấp đủ thông tin cho các giám sát viên đưa ra lựa chọn các phương thức vận chuyển lý tưởng nhất, sử dụng các hãng vận tải tốt nhất, giảm khả năng thiệt hại và giảm thiểu sự chậm trễ – tất cả đều dẫn đến dịch vụ được cải thiện.

Bằng cách cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào dữ liệu theo dõi thời gian thực, các công ty và khách hàng đều có thể nhanh chóng nhìn thấy những gì đang diễn ra trong quá trình vận chuyển, điều đó sẽ giúp cho các nỗ lực xử lý các vấn đề xảy ra một cách hiệu quả.

Truy xuất nguồn gốc

Theo báo cáo của Ethical Corporation, khoảng 30% các công ty cho rằng nguồn gốc và mối quan tâm về môi trường đang là những vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm hiện nay.

Truy xuất nguồn gốc là một hoạt động nặng nề về mặt xử lý dữ liệu. Bằng cách tận dụng Big Data, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất truy xuất nguồn gốc của hệ thống, cũng như giảm thiểu thời gian thực hiện các công việc liên quan đến việc truy cập, tích hợp và quản lý cơ sở dữ liệu của những sản phẩm đã được đánh dấu “thu hồi” hoặc “sửa chữa”.

II. Bạn đã sẵn sàng hòa mình vào Big Data?

 

Cách Big data tái định hình chuỗi cung ứng

 

Trong khi một số tổ chức đã nhận thức được việc phân tích Big Data có lợi như thế nào đối với bối cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày nay, nhiều công ty vẫn thấy quá sức khi phải thu thập và phân tích số dữ liệu khổng lồ của họ.

Một báo cáo gần đây cho biết 64% người thực hiện chuỗi cung ứng coi các phân tích Big Data là một sự đổi mới đột phá và thiết yếu. Tuy nhiên, chỉ có 17% ​​ đã thực hiện phân tích Big Data trong một hoặc nhiều chức năng của chuỗi cung ứng.

Ngay cả khi doanh nghiệp thuộc về phần lớn những tổ chức chưa sẵn sàng bắt đầu ứng dụng phân tích Big Data cho quản lý chuỗi cung ứng thì việc nhận thức được làm chủ công nghệ này sẽ là bệ phòng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của chuỗi cung ứng cũng là một điều quan trọng.

Nếu doanh nghiệp chưa biết mình nên bắt đầu từ đâu thì việc cộng tác với một đối tác bên thứ ba hoặc các công ty tư vấn giúp thu thập và phân tích Big Data sẽ là một lựa chọn sáng suốt giúp doanh nghiệp tập trung quản lý tốt chuỗi cung ứng của mình.

Điều quan trọng trong phương pháp này chính là đảm bảo đối tác doanh nghiệp giúp quản lý dữ liệu cần sử dụng công nghệ mới nhất. Không chỉ vậy, tính toàn vẹn dữ liệu cũng rất quan trọng. Với các luồng dữ liệu được liên tục cập nhật mà doanh nghiệp có thể có quyền truy cập thì điều quan trọng nhất là dữ liệu đó phải chính xác và kịp thời. Nếu dữ liệu không chính xác, nó có thể phá hỏng chuỗi cung ứng. Cụ thể, dữ liệu không chính xác có thể dẫn đến một loạt các vấn đề, tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là việc lập kế hoạch và sự hài lòng của khách hàng. 

Điểm quan trọng không kém nhưng lại thường bị bỏ qua khi thiết lập Big data đó chính là bảo mật. Hãy nhớ rằng: dữ liệu của doanh nghiệp chứa thông tin nhạy cảm về nhà cung cấp, khách hàng, giá cả và hơn thế nữa. Điều cần thiết là đảm bảo rằng thông tin này không được chia sẻ với bất kỳ ai khác mà không có sự cho phép.

III. Kết luận

Big Data đang ngày càng trở thành chìa khóa để có chuỗi cung ứng hiệu quả và giảm chi phí. Trên thực tế, giờ đây Big data đã trở thành một tiêu chuẩn để thu thập và phân tích lượng thông tin khổng lồ để giúp tăng doanh thu. Các chuyên gia dự đoán xu hướng sẽ tiếp tục mở rộng và chỉ riêng việc tiết kiệm chi phí trong tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tiềm năng Big Data không chỉ mang lại lợi nhuận đáng kể mà còn là cơ sở cho việc phát triển vận hành hiệu quả.

Xem thêm: 5 Bước chuẩn bị để tiếp cận Big data vào Chuỗi cung ứng doanh nghiệp

 

 


Xem thêm các chương trình đào tạo về Chuỗi cung ứng

Learn more about us!!!