Mô hình SCOR Management Supply Chain

Cấu trúc mô hình SCOR (SCOR Structure)

Cấu trúc mô hình SCOR (SCOR Structure)

Nối tiếp Chuỗi bài viết về Mô hình tham chiếu vận hành chuỗi cung ứng, bài viết này mang đến cho nhà quản lý và nhân sự ngành Quản lý chuỗi cung ứng kiến thức về Cấu trúc SCOR (SCOR Structure). Hiểu về cấu trúc SCOR là cực kỳ quan trọng để có thể áp dụng hiệu quả mô hình này tại mọi doanh nghiệp.

Mục tiêu của mô hình tham chiếu là xác định cấu trúc thiết kế của quy trình để có thể kết hợp tất cả các chức năng và mục tiêu kinh doanh quan trọng. Cấu trúc thiết kế ở đây bắt nguồn từ cách các quy trình tương tác và thực hiện, cách các quy trình được cấu thành, và các yêu cầu (kỹ năng) đối với nhân viên vận hành quy trình; từ đó xác định mô hình tham chiếu SCOR bao gồm 4 phần chính:

  • Hiệu suất (Performance): Các chỉ số tiêu chuẩn để mô tả hiệu suất của quá trình và xác định các mục tiêu chiến lược;
  • Quy trình (Processes): Mô tả tiêu chuẩn về các quy trình quản lý và các mối quan hệ của quy trình;
  • Thực tiễn (Practices): Những thực tiễn quản lý, vận hành tạo ra sự tốt hơn đáng kể của hiệu suất quy trình;
  • Con người (People): Định nghĩa tiêu chuẩn cho các kỹ năng cần thiết để thực hiện các quy trình chuỗi cung ứng.

Hiệu suất (Performance) của mô hình SCOR

Phần hiệu suất của SCOR tập trung vào việc đo lường và đánh giá kết quả của việc thực hiện quy trình chuỗi cung ứng. Để nhà quản trị và nhà vận hành chuỗi cung ứng có thể hiểu, đánh giá, và chuẩn đoán hiệu suất của chuỗi cung ứng, cần có cách tiếp cận toàn diện được triển khai. Cách tiếp cận toàn diện để hiểu, đánh giá và chuẩn đoán hiệu suất vận hành này bao gồm 3 yếu tố (elements):

  • Thuộc tính hiệu suất (Performance Attributes) là các đặc điểm chiến lược của chuỗi cung ứng. Những đặc điểm chiến lược này được sử dụng để ưu tiên và điều chỉnh hiệu suất của chuỗi cung ứng với chiến lược kinh doanh. Thuộc tính không thể được đo lường mà được sử dụng để thiết lập định hướng chiến lược;
  • Chỉ số (Metrics) là các thước đo hiệu suất riêng lẻ và bao gồm các cấp độ của hệ thống thứ bậc có tính kết nối. Các chỉ số có thể đo lường khả năng của một chuỗi cung ứng để đạt được thuộc tính hiệu suất;
  • Sự trưởng thành của quy trình (Process/Practice Maturity) là các mô tả khách quan và cụ thể về các cấp độ khác nhau của quy trình sử dụng mô hình tham chiếu SCOR.
Thuộc tính hiệu suất và chị số

Thuộc tính hiệu suất và chỉ số

Thuộc tính hiệu suất (Performance Attributes) của mô hình SCOR

Các thuộc tính hiệu suất

Các thuộc tính hiệu suất

Trong đó:

  • Độ tin cậy (Reliability), Khả năng đáp ứng (Responsiveness), Độ nhanh nhạy (Agility) là 3 đặc điểm chiến lược tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng (customer-focused).
  • Chi phí (Costs), Hiệu quả quản lý tài sản (Asset Management Efficiency) là 2 đặc điểm chiến lược tập trung làm hài lòng các nhà quản trị và cổ đông (internal-focused)

Chỉ số (Metrics) của mô hình SCOR

Mỗi Thuộc tính hiệu suất có một hoặc nhiều chỉ số cấp 1 hay còn gọi là chỉ số chiến lược. Các chỉ số cấp 1 này là các phép tính mà tổ chức có thể đo lường mức độ thành công của việc đạt được vị trí mong muốn trong không gian thị trường cạnh tranh.

SCOR Level 1 Metrics

SCOR Level 1 Metrics

Các chỉ số SCOR được tổ chức theo cấu trúc phân cấp gồm chỉ số cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Mối quan hệ giữa các cấp độ này là chẩn đoán. Chỉ số cấp 2 đóng vai trò là chẩn đoán hay dự đoán cho chỉ số cấp 1. Điều này có nghĩa là bằng cách xem xét hiệu suất của các chỉ số cấp 2; Có thể giải thích khoảng cách hiệu suất hoặc cải tiến cho các chỉ số cấp 1. Phương thức phân tích này về hiệu suất của chuỗi cung ứng được gọi là phân tích số liệu hoặc nguyên nhân gốc rễ mà ở đây là xét gốc rễ trong chi tiết quy trình.

Sự trưởng thành của quy trình (Process/Practice Maturity) trong mô hình SCOR

Sự trưởng thành của quy trình (Process/Practice Maturity) cung cấp so sánh định tính giữa các quy trình và thực hành trong chuỗi cung ứng để mô tả các mức độ khác nhau của quy trình và thực hành áp dụng với thực hiện. Việc đo lường đánh giá của quy trình chuỗi cung ứng và hiệu quả thực hành luôn tuân theo các mô hình được sử dụng rộng rãi cho sự trưởng thành của quy trình (còn được gọi là Mô hình trưởng thành về năng lực – Capability Maturity Models).

Nhiều mô hình trưởng thành tồn tại để quản lý chuỗi cung ứng, thường tuân theo thang đo “Các giai đoạn trưởng thành (Stages of Maturity)”. Trong đó các quy trình “High Maturity” được sử dụng và thường mở rộng, thực hành tốt nhất và được thực hiện với mức độ tuân thủ và kỷ luật cao, trong khi “Low Maturity” các quy trình được đặc trưng bởi các thực hành lỗi thời và/hoặc thiếu kỷ luật và nhất quán.

SCOR hiện không áp dụng nội dung và khuôn khổ mô hình trưởng thành theo quy định trực tiếp vào tài liệu mô hình SCOR. Do đó, phần hiệu suất (performance) chỉ cung cấp tổng quan về yếu tố trưởng thành của quy trình và nhà quản trị áp dụng SCOR được khuyến khích dựa trên các mô hình trưởng thành hiện có để phát triển và điều chỉnh nội dung cho phù hợp với ngành và doanh nghiệp.

Quy trình (Processes) của mô hình SCOR

Phần Quy trình trong SCOR cung cấp một tập hợp các mô tả được xác định trước cho các hoạt động mà hầu hết những doanh nghiệp triển khai để thực hiện hiệu quả chuỗi cung ứng của họ. 6 quy trình SCOR cấp vĩ mô là Plan, Source, Make, Delivery, Return và Enable đều nổi tiếng và được áp dụng rộng rãi. SCOR xác định thêm 2 cấp độ của quy trình. Mức độ ở đây cho biết khoảng thời gian của quy trình: Quy trình cấp độ 3 tập trung vào một hoạt động chi tiết hơn. Quy trình cấp 1 phủ trùm nhiều quy trình cấp 3.

Cấp độ quy trình SCOR

Cấp độ quy trình SCOR

Thực tiễn (Practices) của mô hình SCOR

Phần thực tiễn cung cấp một tập hợp các triển khai thực tế của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được lựa chọn tại phần Thực tiễn đều là các doanh nghiệp đã được ghi nhận với những giá trị lớn lao họ tạo ra. Thực hành là cách duy nhất để cấu hình một quy trình hoặc một tập hợp các quy trình.

Tính duy nhất có thể liên quan đến việc tự động hóa quy trình, công nghệ được áp dụng trong quy trình, các kỹ năng đặc biệt được áp dụng cho quy trình, trình tự duy nhất để thực hiện quy trình hoặc một phương pháp duy nhất để phân phối và kết nối các quy trình giữa các tổ chức.

SCOR nhận định rằng trình độ chuyên môn có thể khác nhau tùy theo ngành hoặc địa lý. Một thông lệ có thể là tiêu chuẩn đối với một số ngành, trong khi có thể được coi là một thực tiễn mới nổi hoặc đột phá trong một ngành khác. Do đó, các phân loại thực tiễn hoạt động của SCOR được thiết lập dựa trên thông tin thực tế được ghi nhận bởi những nhân sự và chuyên gia trong ngành đã áp dụng mô hình đến từ đa dạng ngành nghề. Và tất cả những trường hợp thực tiễn đều được biểu đồ hoá thành một hay nhiều phân loại. Việc phân loại giúp xác định các thực tiễn theo lĩnh vực trọng tâm, ví dụ: quản lý hàng tồn kho hoặc giới thiệu sản phẩm mới.

Con người (People) của mô hình SCOR

Phần Con người của SCOR đã được giới thiệu trong SCOR phiên bản sửa đổi thứ 10. Phần này cung cấp một tiêu chuẩn để mô tả các kỹ năng cần thiết trong việc thực hiện các nhiệm vụ và quản lý các quy trình. Nói chung, những kỹ năng này dành riêng cho quản lý chuỗi cung ứng. Kỹ năng được mô tả bằng định nghĩa tiêu chuẩn và liên kết với các khía cạnh Con người khác: Kinh nghiệm, Đào tạo và Mức độ năng lực. SCOR công nhận 5 cấp độ năng lực:

  • Nhân sự mới (Novice): Người chưa qua đào tạo, không có kinh nghiệm, triển khai công việc theo tài liệu hướng dẫn chi tiết
  • Nhân sự mới bắt đầu (Beginner): Người thực hiện công việc với nhận thức tình huống còn hạn chế
  • Nhân sự có năng lực (Competent): Nhân sự hiểu công việc và có thể xác định các ưu tiên để đạt được mục tiêu
  • Nhân sự thành thạo (Proficient): Giám sát tất cả các khía cạnh của công việc và có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên dựa trên các khía cạnh tình huống.
  • Chuyên gia (Expert): Là các chuyên gia, hiểu biết trực quan và có thể áp dụng các mẫu kinh nghiệm cho các tình huống mới.

Các cấp độ năng lực này được sử dụng tương tự như các cấp độ thuần thục trong quá trình hoặc thực hành. Đặc điểm kỹ thuật của con người hoặc công việc được đánh giá trên mức năng lực được tìm thấy hoặc mong muốn của công việc.

 

Kết lại, bất kỳ nhân sự, chuyên gia hay nhà quản lý nào tìm hiểu về mô hình SCOR nhằm nhận được giải pháp cho vấn đề cải tiến quy trình thì buộc phải hiểu về “Cấu trúc SCOR”. Cấu trúc SCOR cung cấp một cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp thông qua 4 yếu tố trụ cột của mọi công ty: HIỆU SUẤT, QUY TRÌNH, THỰC TIỄN VÀ CON NGƯỜI. Việc hiểu và nhận thức một cách đúng đắn về từng yếu tố và cách SCOR liên kết tất cả bên liên quan thành quy trình và hệ thống sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng vận dụng mô hình tham chiếu này như một phương pháp (methodology), công cụ chuẩn đoán (diagnostic tool) và đối chuẩn (benchmarking tool), giúp các tổ chức thực hiện những cải tiến nhanh chóng và mạnh mẽ trong các quy trình chuỗi cung ứng.

______________________________________

Chuỗi bài viết về Mô hình tham chiếu vận hành chuỗi cung ứng (Supply Chain Operations Reference Model – SCOR Model) gồm 5 chủ đề. Mục tiêu giúp nhân sự, chuyên gia, nhà quản trị trong mọi lĩnh vực hiểu hơn về mô hình SCOR nổi tiếng được vận dụng như một phương pháp, công cụ chuẩn đoán, tham chiếu, đối chuẩn và đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết mới sẽ ra mắt vào thứ 6 hằng tuần theo lộ trình cụ thể như sau:

Nâng cao năng lực chuyên môn với 

Chứng Chỉ Quốc Tế APICS về Quản lý Chuỗi Cung Ứng CSCP &CPIM