Từ khi gia nhập WTO, Chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang phát triển ngày càng lớn mạnh. Ngày nay, Việt Nam có hơn 50 tỷ USD thương mại với EU và với Hoa Kỳ. Vì vậy, thương mại đã thực sự bùng nổ trong những năm qua, ông Fred Burke – Đối tác quản lý tại Baker & McKenzie Việt Nam, chia sẻ về vai trò của Việt Nam và cơ hội cho các công ty địa phương trong Chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Fred Burke, Đối tác quản lý tại Baker & McKenzie Việt Nam, chia sẻ về vai trò của Việt Nam và cơ hội cho các công ty địa phương trong Chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việt Nam đang giữ vai trò gì trong Chuỗi cung ứng toàn cầu?
Vai trò của Việt Nam đã thực sự thay đổi trong 20 năm qua. Việt Nam thực sự không đóng góp nhiều vào Chuỗi cung ứng toàn cầu khi tôi đến đây vào năm 1991. Tôi ước tính rằng tổng giao dịch 2 chiều của Việt Nam với toàn thế giới chỉ khoảng 3 hoặc 4 tỷ USD vào năm 1991, chủ yếu là với khối Xô Viết cũ. Ngày nay, có hơn 50 tỷ USD thương mại với EU và với Hoa Kỳ. Vì vậy, thương mại đã thực sự bùng nổ trong những năm qua. Mọi người đang nhắc đến Việt Nam như một phép màu kinh tế và nó thực sự đã tự chuyển mình thành một vị trí nổi bật trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tiến trình nào đã đạt được với Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và tác động của nó đến Chuỗi cung ứng giữa Việt Nam và các nước thành viên khác như thế nào?
Đầu tiên, chúng tôi đã rất thất vọng khi Mỹ rút khỏi TPP sau 8 năm làm việc theo một thỏa thuận thực sự toàn diện và tiến bộ. Vì vậy, thật vui thấy các thành viên CPTPP đã quyết định tiếp tục.
Bên cạnh đó, thật thú vị khi các quốc gia khác đang bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia CPTPP, cụ thể là ASEAN. Đài Loan có thể là thành viên mặc dù nó không được công nhận là một quốc gia có chủ quyền riêng biệt. Tuy nhiên, Đài Loan vẫn có thể trở thành một lãnh thổ hải quan cho các loại thỏa thuận. Hàn Quốc, Indonesia và thậm chí cả Thái Lan đã bày tỏ sự quan tâm. Thậm chí xa hơn, Vương quốc Anh cũng thực sự bày tỏ sự quan tâm đến CPTPP và Bộ Thương mại Quốc tế đã kêu gọi tham khảo ý kiến các bên liên quan và ý kiến từ ngành công nghiệp Anh để xem liệu họ có muốn tham gia CPTPP hay không.
CPTPP sẽ diễn ra trong tương lai gần và cùng với một số hiệp định thương mại quan trọng khác như EVFTA sẽ giúp thúc đẩy việc làm và xuất khẩu hơn nữa. Vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả chiến tranh thương mại, có rất nhiều khoản đầu tư sản xuất mới vào Việt Nam, cũng như các thách thức mới giống như khi mới gia nhập WTO vào năm 2007: một dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ đẩy mạnh lạm phát, thiếu việc làm và rất nhiều vấn đề về năng lực đã nổi lên.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam có vị thế tốt hơn nhiều để tận dụng lợi ích đang gia tăng, nhưng nó đã tồn tại một số cản trở. Các công việc cấp thấp đang dần dần mất đi và được thế chỗ bởi các công việc đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Điều đó đòi hỏi di dời và tái cấu trúc lực lượng lao động một cách.
Yếu tố nào đang cản trở các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu?
Tôi nghĩ 1 đặc điểm của chuỗi giá trị toàn cầu ngày nay là tất cả các FTA này có quy tắc, tiêu chuẩn tuân thủ, hàng rào phi thuế quan khác nhau giữa các quốc gia. Điều đó đã và đang thách thức đối với các SME tại Việt Nam. Họ đang cố gắng tồn tại trong một môi trường pháp lý rất khó khăn, một số lại không nộp thuế đầy đủ hoặc không trả cho người lao động toàn bộ quyền lợi hợp pháp để tối đa chi phí.
Các Chuỗi cung ứng trong thời đại mới đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ đối nguồn nguyên liệu và linh kiện ban đầu để đảm bảo không có vi phạm tiêu chuẩn lao động, tuân thủ các vấn đề pháp luật. Chính phủ áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, thay vì chèn ép họ và làm tổn thương khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương trong Chuỗi cung ứng.
Rất nhiều Chuỗi cung ứng nước ngoài muốn có thêm các SME ở Việt Nam. Chúng ta thấy các chương trình, ví dụ tại AmCham có Annual Supplier Day. Đó là một chương trình tuyệt vời, làm tăng lợi nhuận của cả 2 bên mua và bán.
Chính phủ có thể giúp đỡ trong cải cách thủ tục hành chính. Thủ tướng đã thực sự là một người ủng hộ mạnh mẽ các chính sách mở rộng trong nhiều năm. Chúng tôi cũng đang làm việc để cố gắng thu hút sự chú ý của các khu vực chính phủ nơi các thủ tục hành chính quá phức tạp hoặc trùng lặp với các yêu cầu khác đã tồn tại trong luật.
Một số ý kiến cho rằng các tập đoàn lớn ở Việt Nam có mạng lưới cung ứng riêng nên cơ hội cho các công ty địa phương bị hạn chế. Ý kiến của ông là gì?
Tôi nghĩ rằng Chuỗi cung ứng toàn cầu luôn tìm kiếm lợi thế chi phí để cạnh tranh. Các doanh nghiệp đang cố gắng giảm chi phí. Hàng năm, họ sẽ đấu thầu tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp nhưng sẽ không làm việc mãi với nhà cung cấp đó.
Ví dụ, nguồn cung điện thoại toàn cầu của Samsung đang đến từ Việt Nam. Ban đầu, có một khiếu nại rằng chỉ có 2% giá trị gia tăng đến từ Việt Nam, nhưng dần dần chính quyền ở tỉnh Bắc Ninh và khu vực xung quanh nhà máy của Samsung chào đón các nhà cung cấp của Samsung, vì vậy họ dễ dàng xin giấy phép và phát triển rất tốt. Điều đó cho thấy rất nhiều giá trị gia tăng đang dần có mặt tại Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam nên làm gì để tăng giá trị thêm vào và phát triển bền vững trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra?
Đây là điều đã được đề cập tại Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN được tổ chức tại Hà Nội. Thủ tướng cũng như các nhà lãnh đạo khác đều thừa nhận thực tế của cuộc cách mạng kỹ thuật số Công nghiệp 4.0, tầm quan trọng của AI, số hóa, robot và tất cả những thứ sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Vì vậy, tôi suy nghĩ là làm thế nào để đào tạo lực lượng lao động cho tương lai. Mọi người sẽ không chỉ đơn giản là nhân công sử dụng máy trong thời gian tới. Họ sẽ đóng vai trò là những người lập trình, vận hành máy móc thực hiện công việc, vì vậy Việt Nam phải có một lực lượng lao động sẵn sàng cho việc đó, nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội. Việt Nam ngay bây giờ có một nền tảng giáo dục rất tốt cho các kỹ năng kỹ thuật, toán học và khoa học cần thiết.
Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng trống. Khi Intel thành lập, họ rất ấn tượng với năng lực của các kỹ sư địa phương nhưng vẫn còn một lỗ hổng trong ứng dụng thực tế về kiến thức, vì vậy họ phải sử dụng chương trình HEAP. Chương trình này đã kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và thành công. Họ đã phải chi thêm 35 triệu USD để có được một đội ngũ kỹ sư được đào tạo, những người ở các giai đoạn khác nhau có thể thực sự giúp các doanh nghiệp thành công ở đây.
Chính phủ Việt Nam nên áp dụng những chính sách nào để khuyến khích các doanh nghiệp địa phương tham gia tích cực hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu?
Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là cải cách trong thủ tục hành chính. Chúng tôi đã tham gia vào 1 dự án gọi là thỏa thuận thuận lợi hóa thương mại được tài trợ bởi USAID. Nó được thiết kế để tăng tốc quy trình xử lý của hải quan . Rào cản phi thuế quan cũng liên quan đến các doanh nghiệp. Vì các doanh nghiệp thích những gì có thể dự tính trước nên nếu hàng hóa của họ bị kẹt tại biên giới sẽ tăng rủi ro hơn và cản trở các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Mặt khác, Việt Nam có những đặc điểm then chốt để thành công. Một là luôn cân nhắc, lập các chiến lược và luôn tích cực trong việc đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế để có thể tiếp cận thị trường quốc tế. Tôi nghĩ là không ai sánh kịp Việt Nam trong đặc điểm này. Nhờ vậy họ đã phải mở cửa cho rất nhiều thị trường trong nước cho sự tham gia của nước ngoài, nhưng điều đó cũng khiến họ phải cạnh tranh hơn trên trường quốc tế.
Về mặt xúc tiến thương mại, nhiệm vụ thương mại. Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận thành công giữa AmCham và thành phố Los Angeles. Họ đến đây và chúng tôi đã gửi một nhóm đến làm việc, đem đến rất nhiều hợp đồng và mối liên hệ mới có thể sẽ mang lại các hợp đồng lớn hơn trong tương lai. Giao dịch thương mại khá hữu ích và có lẽ chúng ta nên chủ động hơn để đón lấy nhận các giao dịch thương mại sắp tới ở các tỉnh nhỏ hơn, chứ không chỉ ở các thành phố lớn.
Theo vneconomictimes.com
- Xem thêm các chương trình đào tạo về Chuỗi cung ứng