Management Supply Chain

Chiến lược chuỗi cung ứng được phát triển dựa trên những yếu tố gì?

2 nhiệm vụ chính của Supply Chain Manager trong việc phát triển chiến lược chuỗi cung ứng là: 

  • Làm rõ chiến lược của doanh nghiệp (Aligning with the business strategy)
  • Lập chiến lược chuỗi cung ứng (Creating Supply Chain Strategy)

Mỗi nhiệm vụ sẽ được thực hiện thông qua nhiều bước 

Làm rõ chiến lược của doanh nghiệp, bao gồm 4 hoạt động chính:

– Xem xét lại các kế hoạch kinh doanh của tổ chức, tình hình tài chính, các thông tin và các phân tích liên quan đến chiến lược kinh doanh

  • Tổng quan về mục tiêu chiến lược của tổ chức bao gồm tầm nhìn, chính sách kinh doanh chính, chi phí và mục tiêu doanh thu;
  • Giá trị đề xuất cho khách hàng và các bên liên quan, bao gồm các năng lực cạnh tranh cốt lõi;
  • Cách doanh nghiệp sẽ trở nên khác biệt để cạnh tranh và tăng trưởng trong bối cảnh thị trường luôn thay đổi và không chắc chắn.

– Thu thập thông tin từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp:

  • Yêu cầu khách hàng;
  • Đối thủ cạnh tranh và những hoạt động chuỗi cung ứng của họ;
  • Sự lớn mạnh về chuỗi cung ứng của đối thủ cạnh tranh;
  • Quy mô thị trường và thị phần;
  • Tổng quan điều kiện về vị trí địa lý và thị trường ngành hàng của doanh nghiệp;
  • Rủi ro toàn cầu và cơ hội.

– Xem xét lại năng lực hiện tại của chuỗi cung ứng, khả năng phục hồi, tính bền vững và khả năng hiểu được trạng thái hiện tại của chuỗi cung ứng. 

– Phân tích sự phù hợp giữa chiến lược kinh doanh và môi trường hiện tại

Lập chiến lược chuỗi cung ứng 

Quá trình lập chiến lược chuỗi cung ứng sẽ được bổ sung vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động:

– Xác định các mục tiêu dịch vụ khách hàng cho doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business – B2B) hay doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business to Customer – B2C);

– Lựa chọn mô hình doanh thu, bao gồm trực tiếp hay gián tiếp và các kênh bán hàng cho từng phân khúc khách hàng;

– Lập sơ đồ các mục tiêu của chuỗi cung ứng với các mục tiêu kinh doanh;

– Điều chỉnh các mô hình vận hành chuỗi cung ứng nội bộ so với cấu trúc chi phí, năng lực và chiến lược cốt lõi của tổ chức:

  • Điều chỉnh mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng (ví dụ: Make to Stock hay Make to Order) 
  • Điều chỉnh cấu trúc chi phí hoặc tài sản (ví dụ: nhà máy, thiết bị và nguồn nhân lực để lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sản xuất và hậu cần theo khu vực)

– Lập hồ sơ chiến lược: 

  • Làm rõ đề xuất giá trị chuỗi cung ứng
  • Tạo mô hình mạng lưới 

– Trình bày chiến lược để đạt được sự chấp thuận và hỗ trợ từ các đối tác chuỗi cung ứng

– Nhận phản hồi và thực hiện các thay đổi theo thỏa thuận

– Đạt được sự chấp thuận cho chiến lược

– So sánh chiến lược chuỗi cung ứng với năng lực chuỗi cung ứng thực tế bao gồm khả năng phục hồi, tính bền vững và khả năng thích ứng

– Tạo kế hoạch hành động để giải quyết các sai lệch hoặc khoảng cách giữa chiến lược chuỗi cung ứng mong muốn và thực tế 

Lưu ý rằng các kế hoạch hành động này thường liên quan đến thiết kế chuỗi cung ứng 

Các yêu cầu thiết kế chuỗi cung ứng dựa trên loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp, cách mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm đó. Điều quan trọng mà các nhà quản lý cần làm là phải đảm bảo sản phẩm được thiết kế vừa đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, đồng thời đáp ứng các mục tiêu chiến lược của chuỗi cung ứng, bao gồm cả hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận.

Một thiết kế chuỗi cung ứng hoàn chỉnh còn cần phải đề cập đến việc hợp tác với các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, đạt được giá trị bằng cách chia sẻ thông tin và ứng dụng những giải pháp quản lý dữ liệu luồng thông tin và một cách hiệu quả. 

Các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thể hiện như thế nào qua hoạt động của chuỗi cung ứng?

Thông thường, một chiến lược kinh doanh sẽ phác thảo cách thức phát triển doanh nghiệp, cách phân biệt doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh và vượt trội hơn họ, cách đạt được mức hiệu quả tài chính và thị trường vượt trội, và cách tạo ra hoặc duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững. Các chiến lược kinh doanh chung bao gồm các lợi thế về chi phí, sự khác biệt hóa và lợi thế tập trung.

Lợi thế cạnh tranh phản ánh các chiến lược được sử dụng để tạo ra chúng: Lợi thế cạnh tranh tồn tại khi một tổ chức có thể cung cấp cùng một lợi ích từ sản phẩm với chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh (lợi thế chi phí thấp), mang lại lợi ích vượt trội so với lợi ích của một sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (lợi thế về sự khác biệt), hoặc tạo ra sản phẩm mang lại sự phù hợp hơn với một phân khúc khách hàng nhất định mà đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp (lợi thế tập trung).

Kết quả của các lợi thế cạnh tranh này là tạo ra giá trị vượt trội cho tổ chức và khách hàng của tổ chức. Nếu lợi thế này được thực hiện và đưa ra thị trường thành công, thì lợi nhuận và thị phần sẽ được cải thiện. 

Vậy các lợi thế cạnh tranh dựa trên chi phí thấp, sự khác biệt và tập trung sẽ được giải thích như thế nào trong một chuỗi cung ứng? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn từng chiến lược này.

Chiến lược tối ưu chi phí

Các chiến lược phù hợp với cách tiếp cận chi phí thấp để cạnh tranh bao gồm nhiều phương pháp để giảm chi phí trong tất cả các lĩnh vực của chuỗi cung ứng, bao gồm khai thác tài nguyên, vận chuyển, kho bãi, vị trí và thiết kế các cơ sở bán lẻ. Một doanh nghiệp hạt nhân mạnh mẽ với chiến lược chi phí thấp và thị phần lớn có thể tạo ra đòn bẩy lớn đối với các nhà cung cấp của họ. Doanh nghiệp như thế có thể yêu cầu các nhà cung cấp cắt giảm chi phí cơ sở vật chất, chuyển địa điểm, hay áp dụng sản xuất tinh gọn.

Chiến lược chi phí thấp được áp dụng trong chiến lược chuỗi cung ứng bằng cách nhấn mạnh hiệu quả hoạt động cao, sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và kiểm soát hàng tồn kho của nhà cung cấp chặt chẽ, chất lượng của nhà cung cấp cũng cần phải được đảm bảo. Ngoài việc lựa chọn các quốc gia có chi phí thấp cho hoạt động cung ứng, chiến lược này có lợi từ quy mô kinh tế bằng cách bán các sản phẩm có ít sự thay đổi ở tất cả các thị trường. Bản thân các mặt hàng có thể rẻ, đắt hoặc đa dạng sản phẩm, nhưng chúng phải có chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp.

Chiến lược về sự khác biệt hóa

Khi một doanh nghiệp đã phân tích các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, họ có thể phân biệt, kiểm soát sản phẩm của mình theo một số cách. Đây được gọi là sự khác biệt hóa sản phẩm. Một chiến lược làm cho một sản phẩm khác biệt với đối thủ cạnh tranh trên cơ sở phi giá cả như tính sẵn có, độ bền, chất lượng hoặc độ tin cậy vào hiệu quả. Một số cách doanh nghiệp có thể áp dụng để trở nên khác biệt:

  • Đa dạng hóa dòng sản phẩm, cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn.
  • Tập trung vào độ tin cậy (có thể được coi là một loại chất lượng) 
  • Các tính năng đặc biệt không có ở các sản phẩm cạnh tranh

THAM KHẢO: 5 BƯỚC TIẾP CẬN VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG

Lấy chất lượng làm ví dụ cho chiến lược khác biệt hóa, mục tiêu là đạt được danh tiếng về độ tin cậy từ khách hàng, điều này đòi hỏi sự đầu tư vững chắc vào việc phát triển sản phẩm và các quy trình tìm nguồn gốc, sản xuất. Chất lượng có thể là yếu tố phân biệt đối với hàng hóa dễ hỏng hoặc dễ vỡ. Trong trường hợp này, vận chuyển và lưu kho là những hoạt động chính cần tập trung trong chiến lược chuỗi cung ứng. 

Ví dụ, Tropicana không chỉ đầu tư vào các xe tải lạnh tiên tiến mà còn phát triển một hệ thống để đảm bảo rằng cam được thu hoạch ở độ chín cao nhất.

Sự tham gia Các chiến lược chuỗi cung ứng thích hợp nhằm giúp doanh nghiệp tạo sự  khác biệt về sản phẩm với các hoạt động khác nhau như:

  • Phát triển sản phẩm được cấu thành bởi các thành phần dễ dàng thay thế hoặc nâng cấp để giảm nguy cơ lỗi thời (ví dụ: cùng một sản phẩm điện thoại có thể nâng cấp phần mềm hay con chip )
  • Hợp tác với các nhà cung cấp để phát triển các thiết kế sáng tạo, nhiều lựa chọn phù hợp với thị hiếu khách hàng khác nhau
  • Ứng dụng Công nghệ theo dõi toàn cầu để giảm nguy cơ hàng giả. 
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp và luôn sẵn sàng ở bất cứ đâu và khi nào khách hàng cần. 

THAM GIA: CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY VIỆT NAM

Khi các dịch vụ tùy chỉnh được cung cấp, chuỗi cung ứng của tổ chức cần phải đủ tinh vi để đo lường chi phí cung cấp các dịch vụ này để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Các chuỗi cung ứng được thiết kế để đáp ứng có thể dựa vào nguồn cung cấp dự trữ an toàn đáng kể để tránh tình trạng ngừng hoạt động. Chuỗi cung ứng có thể có nhiều kho để đặt sản phẩm gần người dùng hơn. 

Một cách khác để phát triển khả năng đáp ứng là đầu tư vào sự nhanh nhạy của chuỗi cung ứng, đề cập đến khả năng tìm nguồn cung ứng và sản xuất để tăng hoặc giảm khối lượng sản xuất một cách nhanh chóng mà không có chi phí hoặc khó khăn quá mức. Thiết lập một chuỗi cung ứng linh hoạt có thể có chi phí ban đầu lớn, nhưng theo thời gian, nó có thể tiết kiệm chi phí hơn so với việc dựa vào các kho dự trữ an toàn lớn. 

Chiến lược tập trung vào sự đổi mới

Tập trung vào đổi mới có nghĩa là đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức luôn tiên tiến đến mức chúng trở thành mặt hàng phải có cho thị trường mục tiêu. Apple là một ví dụ rõ ràng về mô hình cạnh tranh này. Để thành công trong quá trình đổi mới, một tổ chức không chỉ cần đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển mà còn phải giải quyết những mong muốn thay đổi của khách hàng liên quan đến chức năng và phong cách. 

Chuỗi cung ứng cho phép một chiến lược đổi mới bằng cách tập trung vào thời gian tiếp thị thị trường và thời gian để đạt được khối lượng cần thiết. Thời gian đẩy sản phẩm ra thị trường tạo ra sự khác biệt giữa tổ chức và các đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm được đẩy ra thị trường sớm hơn có thể chiếm thị phần trước khi đối thủ cạnh tranh sao chép đổi mới. Bên cạnh đó, thời gian để đạt được khối lượng là rất quan trọng vì nhu cầu sẽ đạt đỉnh trong giai đoạn đầu của đợt phát hành và sau đó giảm xuống tương đối nhanh. Việc không đáp ứng được nhu cầu trong thời gian đầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận. 

THAM KHẢO: 4 BƯỚC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CUNG ỨNG

Một chuỗi cung ứng được tích hợp với hoạt động thiết kế sản phẩm sẽ cung cấp cho các nhà thiết kế các vật liệu và thành phần phụ có thể được cung cấp và sản xuất một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này đòi hỏi phải tích hợp chặt chẽ các luồng thông tin, quy trình, nhà máy và tài sản. Việc nén thiết kế và đổi mới làm tăng rủi ro về các vấn đề chất lượng và lãng phí thời gian cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp

Ví dụ: ngay trước khi phát hành, Apple Watch đã gặp vấn đề về chuỗi cung ứng với một thành phần phụ bị lỗi. Vì bộ phận kiểm soát chất lượng đã phát hiện ra vấn đề này trước khi đồng hồ được chuyển đến tay khách hàng, nên một trong hai nhà cung cấp thành phần phụ này cần phải bị loại bỏ. Nhà cung cấp còn lại cần thêm thời gian để đáp ứng nhu cầu tăng lên. Điều này đã tạo ra một nút thắt cổ chai về thời gian  vào một thời điểm quan trọng đối với công nghệ đổi mới.

Tạm kết:

Một chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả luôn phải được phát triển dựa trên mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp. Từ những chiến lược cụ thể của doanh nghiệp, các nhà quản lý chuỗi cung ứng sẽ thiết lập kế hoạch hành động cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thành được mục tiêu của mình. Trong bài viết này, VILAS đề cập đến 3 chiến lược mà các doanh nghiệp thường áp dụng bao gồm chiến lược giảm chi phí, tạo sự khác biệt và chiến lược tập trung vào sự đổi mới. Ứng với mỗi chiến lược là những cách tiếp cận và hành động của một chiến lược chuỗi cung ứng, nhằm giúp doanh nghiệp tạo được sự khác biệt, nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

Nguồn: Tài liệu APICS

Supply Chain Seminar Seri

Nâng cao vị thế chuỗi cung ứng gắn liền với chiến lược tài chính doanh nghiệp với Hội thảo SCSS_No.05/23 Cost Management In Supply Chain: Strategies For Reducing Expenses And Maximizing Profitability

Hội thảo: “Enhanced Efficiency Distribution Cost Optimization With Genai Application