Supply Chain Management

Supply Chain Strategy – 5 Bước Tiếp Cận và Xây Dựng Chiến Lược Chuỗi Cung Ứng

Với nhu cầu khách hàng liên tục thay đổi, một chiến lược chuỗi cung ứng (Supply Chain Strategy) được phát triển tốt là điều quan trọng hơn bao giờ hết trong kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Thị trường ngày nay đòi hỏi các tổ chức phải có chuỗi cung ứng nhanh chóng thích nghi với những sự thay đổi này, đồng thời duy trì lợi thế cạnh tranh và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Ngược lại, nếu có một chiến lược chiến lược không phù hợp và linh hoạt, chuỗi cung ứng có thể gây tác động xấu cho doanh nghiệp.

1.

Thế nào là chiến lược

chuỗi cung ứng?

Chiến lược chuỗi cung ứng là cách mà chuỗi cung ứng sẽ hoạt động để góp phần giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của mình. 

Một chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả cần đáp ứng được các tiêu chí về việc tối ưu hóa các quy trình và nâng cao năng lực từ đầu đến cuối của các chức năng trong chuỗi. Từ đó cải thiện sự hài lòng của khách hàng và giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Điều này nghĩa là một chiến lược chuỗi cung ứng cần phải xem xét mọi khía cạnh trong chuỗi từ giai đoạn đầu vào, dự báo nhu cầu, tìm nguồn cung ứng, đến sản xuất và phân phối đến khách hàng cuối cùng. Mỗi khía cạnh sẽ có những chiến lược tối ưu phù hợp, và quan trọng là phải luôn theo sát mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

Supply Chain Strategy SCORE Model

Vì sao chiến lược chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Với nhu cầu khách hàng liên tục thay đổi, một chiến lược chuỗi cung ứng được phát triển tốt là điều quan trọng hơn bao giờ hết trong kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Thị trường ngày nay đòi hỏi các tổ chức phải có chuỗi cung ứng nhanh chóng thích nghi với những sự thay đổi này, đồng thời duy trì lợi thế cạnh tranh và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Ngược lại, nếu có một chiến lược chiến lược không phù hợp và linh hoạt, chuỗi cung ứng có thể gây tác động xấu cho doanh nghiệp

2.

5 yếu tố cần quan tâm trước khi triển khai chiến lược chuỗi cung ứng

Việc lập chiến lược chuỗi cung ứng luôn phải dựa trên mục tiêu và chiến lược kinh doanh của tổ chức. Để đạt được điều này, ở giai đoạn đầu tiên của việc lập chiến lược chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố có thể tác động đến hoạt động kinh doanh cũng như chuỗi cung ứng của mình. Dưới đây là 5 yếu tố không thể bỏ qua

Outside-in and inside-out influences on strategy

1. Tác động của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp

Thị trường ngày càng biến động và nhu cầu của người tiêu dùng cũng từ đó mà thay đổi, khó đoán hơn. Vì thế để triển khai được một chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần nắm rõ được những thay đổi của thị trường ở thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, từ đó dự đoán được nhu cầu của người tiêu dùng và thiết lập chiến lược cung ứng hiệu quả và tối ưu nhất. 

Chiến lược dù tốt đến mấy cũng cần phải phù hợp với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp, cần xác định những yếu tố như chi phí, con người, máy móc hiện tại có đáp ứng được những kỳ vọng của doanh nghiệp hay không. Không những thế vấn đề kết nối nội bộ cũng cần được xem xét. Nếu sự thiếu kết nối trong tương tác nội bộ cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Do thiếu sót trong việc truyền tải thông tin dẫn đến thực hiện kế hoạch không chính xác.

2. Điểm mạnh và điểm yếu của nội tại doanh nghiệp và đối thủ của mình

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động lập chiến lược chuỗi cung ứng. Bởi việc hiểu được những lợi thế và điểm yếu của mình so với đối thủ, doanh nghiệp sẽ xác định được đâu là yếu tố cần phải được cải thiện và đâu là yếu tố cần được thúc đẩy nhiều hơn để đạt được thị trường mục tiêu.

3. Yếu tố giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Đây có thể nói là điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp khẳng định được lợi thế cạnh tranh của mình. Mỗi doanh nghiệp sẽ tập trung đẩy mạnh một khía cạnh khác nhau để tạo nên tính đặc trưng của mình trên thị trường, đó có thể là đặc thù về sản phẩm hoặc giá trị về dịch vụ hay những giá trị thặng dư mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng của mình. 

4. Chi phí vận hành chuỗi cung ứng

Chi phí gần như là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào, chiến lược chuỗi cung ứng luôn hướng đến việc tối ưu chi phí trên từng khía cạnh nhỏ nhất nhằm đạt được mức giá cạnh tranh nhất so với các doanh nghiệp cung cấp cùng sản phẩm trên thị trường. Đây cũng chính là một trong những lợi thế tác động đến quyết định đến hành vi  mua hàng của người tiêu dùng.

5. Những hoạt động giúp cải thiện dòng tiền của doanh nghiệp

Để chuỗi cung ứng được thực hiện đúng chiến lược, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo được dòng tài chính của mình, để giữ cho hoạt động chuỗi cung ứng không bị gián đoạn đạt được mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. 

Supply chain strategy swot model

3.

5 Bước tiếp cận và triển khai chiến lược chuỗi cung ứng

Để thực hiện một chiến lược chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, các nhà quản lý cần triển khai một số bước để thu thập và tích hợp một số thông tin quan trọng của doanh nghiệp, nhằm giới hạn được những yếu tố cần phải cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cho cho chiến lược chuỗi cung ứng của mình. Trong bài viết này, VILAS sẽ đề cập đến mô hình 5 bước triển khai chiến lược chuỗi cung ứng qua hình thang ngược, theo thứ tự từ trên xuống bao gồm: Vision, Mission, Competitive Advantage, Marketing Strategy và Supply Chain Strategy.

Bước 1

Làm rõ tầm nhìn của doanh nghiệp

Supply chain strategy bussines vision

Bước đầu tiên khi triển khai một chiến lược chuỗi cung ứng, các nhà quản lý cần hiểu rõ tầm nhìn của doanh nghiệp là gì, hay nói cách khác là cái mà doanh nghiệp muốn trở thành hay đạt được trong tương lai. 

Việc xác định tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định chiến lược chuỗi cung ứng. Vì chuỗi cung ứng được tạo nên bởi nhiều mảng chức năng, dựa vào cái mà doanh nghiệp muốn hướng đến, các nhà quản lý sẽ biết được chiến lược chuỗi cung ứng của mình cần phải tập trung đẩy mạnh vào mảng chức năng nào.

Vd: Tầm nhìn của một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo là sẽ thống lĩnh thị trường trong vòng 5 năm tới, với mong muốn mang đến những sản phẩm đa dạng đi kèm với chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Để giúp doanh nghiệp hoàn thành tầm nhìn của doanh nghiệp, nhà quản lý chuỗi cung ứng nên chú trọng vào chức năng vận hành (Operation), và Logistics để đảm bảo mọi hoạt động đều diễn ra đúng tiến độ, hàng hóa giữ được chất lượng, được giao đến khách hàng vào đúng thời điểm với mức giá cạnh tranh. 

Bước 2

Xác định các nhiệm vụ then chốt

Supply chain strategy value chain

Tiếp theo là cần xác định những cách thức mà doanh nghiệp sẽ phải triển khai để đạt được tầm nhìn của mình. Những yếu tố mà các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần phải làm rõ ở bước này là: Sản phẩm (Product) , thị trường (Market), hành động (Activity)

  • Product: Hiểu được các sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm việc phân loại các nhóm sản phẩm theo đặc tính hay mức giá, chiến lược phát triển của mỗi sản phẩm
  • Market: Nắm rõ phân khúc thị trường của từng nhóm sản phẩm, thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với từng nhóm sản phẩm là ở đâu, chiến lược xây dựng hệ thống lưu trữ hay phân phối cho mỗi khu vực như thế nào,…
  • Activity: Làm rõ những hoạt động chủ chốt liên quan đến chiến lược chuỗi cung ứng bao gồm: Nghiên cứu và phát triển (R&D), Hoạt động sản xuất (Production) phân phối (Distribution)
  • R&D: Cần tập trung nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm nào? Vd: với doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo là sẽ tập trung vào việc nghiên cứu những dòng sản phẩm ít ngọt nhưng vẫn đảm bảo được hương vị đặc trưng.
  • Production: Tập trung cải tiến quy trình sản xuất tinh gọn và nhanh nhẹn hơn, hay phát triển hệ thống sản xuất xanh, giảm tổn hại với môi trường hơn,…
  • Distribution: Tập trung mở rộng mạng lưới phân phối hay là xây dựng mạng lưới phân phối hiện đại và hiệu quả hơn,…

Bước 3

Xác định lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage)

Supply chain strategy Competitive Advantage

Ở bước này, các nhà quản lý cần xác định 2 yếu tố chính là:

  • Order winner: Yếu tố giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật so với đối thủ, hay nói cách khác là yếu tố để khách hàng chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Order Qualifier: Yếu tố mà doanh nghiệp có thể  phát triển ngang bằng với đối thủ. 

Có rất nhiều cách để doanh nghiệp trở nên khác biệt và tăng lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường như chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, giá thành,… nhưng phần lớn các doanh nghiệp không thể đạt được tất cả những gì mà mình kỳ vọng. 

Vì thế, doanh nghiệp cần giới hạn mục tiêu của mình bằng cách chỉ chọn ra những điều thật sự quan trọng và cần thiết đối với khách hàng, bao gồm 1 – 2 yếu tố bằng mọi giá phải đẩy mạnh để tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường (Order winner), và 2 – 3 yếu tố chỉ cần phát triển ngang bằng với các đối thủ (Order Qualifier).

Bước 4

Xác định chiến lược Marketing

Supply chain marketing strategy

Lý do cần phải xác định chiến lược Marketing trước khi xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng là vì hoạt động Marketing sẽ các nhà quản lý chuỗi cung ứng thấy được toàn cảnh về mong muốn của người tiêu dùng cũng như phân khúc khách hàng trên thị trường, từ đó biết được các kênh phân phối mà doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh,…và xây chiến lược cung ứng phù hợp cho từng nhóm sản phẩm.

Bước 5

Xây dựng chiến lược Chuỗi cung ứng

Sau khi đã tập hợp được những thông tin trên, các nhà quản lý sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch chuỗi cung ứng. Chiến lược mà chuỗi cung ứng có thể hướng đến có thể là về hiệu quả (Efficiency Supply chain), tập trung vào năng suất, hay tập trung vào chi phí hoặc chiến lược hướng đến sự đáp ứng, linh hoạt với thị trường (Responsiveness Supply Chain), tập trung vào tốc độ cung ứng hàng hóa ra thị trường. Từ những chiến lược đã được xác định, các nhà quản lý sẽ triển khai được cụ thể những hoạt động cần phải thực hiện để hoàn thành những mục tiêu mà chiến lược đề ra. 

Supply Chain Operating Model

Ví dụ: Với chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả, về hoạt động Demand & Supply Planning nhà quản lý chuỗi cung ứng sẽ có kế hoạch cho hoạt động S&OP định kỳ, xem lại dự báo nhu cầu hằng tháng. Bên cạnh đó là phối hợp với bộ phận Logistics để kiểm soát được lượng hàng tồn kho, đảm bảo hàng hóa luôn được giao đến khách hàng đúng thời điểm, đúng số lượng (Ontime in Full),…

4.

Hành trình xây dựng và hoàn thiện

Dựa trên mô hình 5 bước xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng ở trên, nhà quản lý chuỗi cung ứng cần chia nhỏ các giai đoạn trong chuỗi và xác định chiến lược cũng như mục tiêu cho từng phòng ban. Từ đó lên kế hoạch hành động cụ thể cho mỗi phòng ban để tích hợp vào mục tiêu chung của chuỗi cung ứng và doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, đa phần các quyết định công việc của các nhà quản lý chuỗi cung ứng đang được chi phối bởi các yếu tố: vị trí công việc, tính chất ngành hàng, môi trường và kinh nghiệm cá nhân… Điều này dẫn đến chúng ta khó có thể kiểm soát toàn diện chuỗi cung ứng, cũng như hiểu sâu sắc các vấn đề trong từng mảng công việc trong bộ máy to lớn này. 

Chính vì thế, VILAS gợi ý đến bạn chương trình đào tạo SUPPLY CHAIN MANAGEMENT. Chương trình thiết kế theo hướng chuẩn hóa chuyên môn về Quản lý Chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn Quốc tế song hành sự tiếp cận phù hợp với thị trường Việt Nam, từ đó giúp bạn xây dựng tư duy thiết kế, xây dựng kế hoạch – chiến lược vận hành, cải tiến, quản trị rủi ro liên chức năng trong Chuỗi cung ứng. Chương trình không chỉ dành cho các nhân sự chuỗi cung ứng mà còn dành cho cả các chủ doanh nghiệp SMEs, các nhà quản lý kinh doanh, tài chính, vận hành sản xuất – thương mại … để có tầm nhìn trực quan về chuỗi cung ứng, từ đó tăng cường kết nối và xây dựng được chiến lược liên phòng ban một cách đồng bộ.

Bài viết đề xuất:

  • Lập kế hoạch cung ứng là cách tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu được tạo ra từ kế hoạch nhu cầu. Mục tiêu của việc này là cân bằng cung cầu, đồng thời nhằm đạt được các mục tiêu tài chính và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
    Lập kế hoạch cung ứng bao gồm các kế hoạch phân phối từ nhà cung cấp đến nơi sản xuất, kế hoạch sản xuất và mua sắm theo kế hoạch dự báo nhu cầu, xem xét các hạn chế về năng lực và khả năng sẵn có của nguyên vật liệu, mối quan hệ đối tác chiến lược với nhà cung cấp và nhà sản xuất bên thứ ba để giảm thiểu các tác động của biến động nhu cầu, đảm bảo chi phí được giữ ở mức thấp trong khi giá trị được nâng cao cho khách hàng hoặc người dùng cuối. Xem thêm 

Với những thay đổi không thể lường trước của thị trường hiện nay, cùng với các biến động của xã hội đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành và quản lý chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng của mình, thay đổi để thích ứng với các thay đổi của thị trường, điều này gây nên sự phức tạp trong chuỗi cung ứng hiện đại.

Chính vì thế, các doanh nghiệp hiện nay đã và đang hướng đến việc cải tiến, nâng cao hiệu quả cho bằng cách tìm đến những giải pháp tinh gọn trong toàn bộ hoạt động trong và ngoài chuỗi cung ứng. Để đạt được hiệu quả tinh gọn tối ưu nhất, doanh nghiệp cần phải tập trung vào thúc đẩy 3 yếu tố chính bao gồm: Văn hóa; Năng lực và Hệ thống. Xem thêm

Những tác động rủi ro đáng kể đối với nhiều chuỗi cung ứng là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc có một chiến lược quản lý rủi ro chuỗi cung ứng phù hợp. Các doanh nghiệp nhận thấy mình không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cuối cùng do các vấn đề phát sinh bên trong và bên ngoài chuỗi·giá trị. Chính vì thế, họ đã và đang không ngừng tìm kiếm những chiến lược giảm thiểu và cải thiện quy trình giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng của mình. Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng là một chiến lược dài hơi, để phát triển một kế hoạch quản trị rủi ro hoàn chỉnh, doanh nghiệp thường dựa trên 4 bước cơ bản: Xác định, Đánh giá, Xử lý và Giám sát rủi ro. Xem thêm

Tham khảo Chương trình đào tạo: Quản trị Chuỗi cung ứng – 

Suppply Chain Mangement

Learn more about us!!!