Supply Chain Management

Negotiation in Procurement – Tầm quan trọng và bí quyết thành công

Đàm phán (Negotiation) đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực mua hàng. Đây là quá trình hai bên cùng trao đổi để đi đến một thỏa thuận chung về một vấn đề nào đó. Trong đàm phán, mỗi bên đều có những lợi ích và mục tiêu riêng mà họ muốn đạt được. Mục tiêu của đàm phán là tìm ra một giải pháp thỏa mãn được cả hai bên. Mục tiêu của đàm phán là tìm ra một giải pháp thỏa mãn được cả hai bên, đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Một cuộc đàm phán thành công sẽ mang lại cho tổ chức nhiều giá trị, cả ngắn hạn và dài hạn.

7 Lý do vì sao Negotiation lại rất quan trọng trong mua hàng

 

Negotiation in Procurement - Tầm quan trọng và bí quyết thành công

 

1 – Giảm chi phí 

 

Một trong những mục tiêu chính của đàm phán (Negotiation) trong mua hàng là giảm chi phí. Đàm phán giúp đảm bảo tổ chức của bạn không trả nhiều hơn những gì cần thiết cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Bằng cách thương thảo giá cả và các điều khoản hợp đồng, bạn có thể đạt được giá trị tốt hơn cho tổ chức của mình.

 

2 – Tạo giá trị bổ sung 

 

Đàm phán (Negotiation) cũng có thể dẫn đến tạo ra giá trị bổ sung. Điều này có thể bao gồm việc tối ưu thời gian hoàn thành đơn hàng (lead time) hay chu kỳ sản xuất hàng hóa (cycle time), giúp tăng hiệu suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng.

 

3 – Nâng cao hiệu suất 

 

Đàm phán có thể cải thiện hiệu suất thông qua việc xây dựng các chỉ số hiệu suất (KPIs) và các thỏa thuận về mức dịch vụ (SLAs). Điều này giúp đảm bảo rằng nhà cung cấp hoàn thành các cam kết của họ và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với chất lượng và thời gian theo kỳ vọng của tổ chức.

 

4 – Giải quyết xung đột 

 

Đàm phán (Negotiation) cũng là một công cụ mạnh mẽ để giải quyết xung đột. Nếu có mâu thuẫn hoặc tranh chấp trong quá trình mua hàng, đàm phán có thể giúp các bên tham gia đạt được sự thấu hiểu và thỏa thuận chung để giải quyết vấn đề.

 

5 – Giải quyết vấn đề

 

Khi phát sinh vấn đề hoặc thách thức trong quá trình mua hàng, đàm phán cung cấp cơ hội cho để thảo luận sâu, hỗ trợ việc tìm kiếm giải pháp. Điều này giúp đảm bảo rằng các vấn đề được giải quyết một cách hiệu quả và không tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động mua hàng.

 

6 – Chất lượng tối ưu

 

Negotiation hiệu quả còn giúp tối đa chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Bằng cách thảo luận về các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng, bạn có thể đảm bảo rằng nhà cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn của mà tổ chức đề ra.

 

7 – Đạt thỏa thuận hợp tác

 

Cuối cùng, negotiation có thể giúp đạt được thỏa thuận hợp tác, theo đó tất cả các bên đều hài lòng. Thay vì một bên “chiến thắng” và một bên “thua”, đàm phán có thể tạo ra một môi trường thỏa thuận mà tất cả mọi người có thể cảm thấy hài lòng với kết quả.

Những điều cần lưu ý để thực hiện cho một cuộc đàm phán thành công

 

Negotiation in Procurement - Tầm quan trọng và bí quyết thành công

 

Để đạt được sự thành công trong negotiation, việc chuẩn bị và lên kế hoạch là giai đoạn vô cùng quan trọng. Dưới đây một số điều cần lưu ý để đảm bảo cuộc đàm phán thành công:

 

1 – Đầu tư thời gian trong việc lập kế hoạch

 

Trước khi bước vào cuộc đàm phán, hãy dành thời gian để lập kế hoạch kỹ lưỡng. Điều này bao gồm việc nghiên cứu về đối tác, sản phẩm hoặc dịch vụ, và thị trường.

Xác định rõ mục tiêu trong cuộc đàm phán, bao gồm kết quả lý tưởng (ideal outcomes), kết quả hợp lý (realistic outcomes), chiến lược dự phòng (fall back strategies), và các yếu tố có thể đàm phán (tradeables).

 

2 – Hiểu rõ nhu cầu của các bên liên quan (stakeholder)

 

Đảm bảo bạn đã thấu hiểu một cách đầy đủ các nhu cầu và mong muốn của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả nhu cầu của đối tác, các phòng ban nội bộ và mục tiêu của tổ chức. Điều này giúp định hình được chiến lược và những yếu tố cần thương lượng và cân nhắc trong quá trình đàm phán, cũng như những điểm mà đối phương có thể sẵn sàng thỏa thuận.

 

3 – Đánh giá sức mạnh đàm phán và quyết định chiến lược

 

Sức mạnh đàm phán là khả năng hoặc lợi thế mà một bên tham gia cuộc đàm phán có để đạt được các mục tiêu và kết quả mà họ mong muốn. Điều này bao gồm các yếu tố và tài nguyên có sẵn để thúc đẩy quá trình đàm phán và đạt được lợi ích tốt nhất cho họ như: tài chính, thông tin, tài nguyên, phương án thay thế hoặc mối quan hệ. Hiểu và tận dụng sức mạnh của tôt chức có thể giúp bạn đạt được các thỏa thuận và điều khoản mà tổ chức mong muốn trong quá trình mua hàng

 

4 – Quyết định chiến lược, thực hành, đánh giá

 

Dựa trên thông tin đã thu thập, quyết định chiến lược đàm phán của bạn, bao gồm việc xem xét cách tiếp cận, phong cách giao tiếp, những thứ bạn có thể đổi lấy, và cả nơi thời điểm diễn ra cuộc đàm phán, cả hai bên đều có thể tập trung vào cuộc đàm phán mà không bị áp lực thời gian hoặc công việc khác.

 

Song với đó, nên có thời gian thực hành trước khi cuộc đàm phán chính thức diễn ra. Điều này giúp bạn làm quen với quy trình và phát triển kỹ năng, nâng cao khả năng đàm phán thành công.

 

Sau mỗi cuộc đàm phán, cần tự đánh giá kết quả và cách bạn đã thực hiện. Học hỏi từ mỗi trải nghiệm để phát triển kỹ năng và tối ưu hóa chiến lược đàm phán của mình

 

5 – Sử dụng công cụ đàm phán hiệu quả

 

Sử dụng công cụ đàm phán hiệu quả có thể giúp bạn tối ưu hóa quá trình đàm phán, tạo ra sự tự tin, và đảm bảo rằng bạn có kiểm soát hoàn toàn trong quá trình đàm phán mua hàng. Hai trong số các công cụ đàm phán không thể thiếu là BATNA và ZOPA.

 

BATNA (Best Alternative to a Negotiated Agreement): BATNA đề cập đến giải pháp tốt nhất có thể bạn có được nếu cuộc đàm phán không thành công hoặc nếu bạn không thể đạt được thỏa thuận với đối tác.

 

ZOPA (Zone of Possible Agreement): ZOPA là phạm vi hoặc khoảng mà hai bên có thể đạt được thỏa thuận. Khi ZOPA tồn tại, có cơ hội để đạt được thỏa thuận mà cả hai bên đều có lợi. 

 

Tìm hiểu chi tiết về BATNA và ZOPA qua bài viết:  https://vilas.edu.vn/phan-tich-batna-va-zopa-mot-buoc-khong-thieu-trong-ke-hoach-dam-phan-mua-hang.html

 

Lưu ý rằng chuẩn bị kỹ lưỡng và quản lý thông tin là chìa khóa để thành công trong đàm phán. Bằng cách tuân theo các bước này, bạn có thể tăng cơ hội để đạt được thỏa thuận mà cả hai bên đều hài lòng.

 

Điều quan trọng không kém là luôn tạo môi trường thoải mái và hợp tác để khuyến khích sự trao đổi ý kiến và ý định. Trong cuộc đàm phán, không phải lúc nào cũng có thể giữ nguyên ý kiến. Sẵn sàng thay đổi nếu thấy có lợi cho cả hai bên

6 Thách thức thường xảy ra trong Negotiation

Negotiation in Procurement - Tầm quan trọng và bí quyết thành công

Trong quá trình đàm phán, có nhiều thách thức có thể xảy ra, và hiểu rõ chúng là quan trọng để chuẩn bị và đối mặt một cách hiệu quả. Dưới đây là những thách thức mà các nhà mua hàng có thể đối mặt trước một cuộc đàm phán:

  • Thiếu sự chuẩn bị
  • Áp dụng sai chiến lược
  • Thiếu tự tin
  • Vội vàng 
  • Thiếu kiên nhẫn
  • Quá cứng nhắc

Tham khảo bài viết chi tiết về 6 thách thức trong đàm phán 

Tạm kết:

 

Đàm phán trong quá trình mua hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa giá trị, và cải thiện quan hệ trong ngành. Bằng cách thương lượng về giá cả, điều khoản hợp đồng, và các yêu cầu mua sắm, bạn có thể đạt được thỏa thuận có lợi hơn, giúp tiết kiệm tiền và tăng lợi nhuận. Đồng thời, đàm phán cũng cải thiện mối quan hệ và uy tín trong ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác lâu dài và cơ hội tương lai.

 

Để đạt được một cuộc đàm phán mua hàng thành công, hãy chuẩn bị kỹ càng, xác định rõ mục tiêu, lắng nghe và thể hiện sự tự tin, và luôn tìm kiếm sự hợp tác và giải pháp win-win. Quá trình đàm phán nên được tiến hành với sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối tác, đồng thời duy trì sự linh hoạt và tận dụng các công cụ và kỹ thuật đàm phán hiệu quả.


Tại sao Khoá học ADVANCED NEGOTIATION trong Procurement là cơ hội không thể bỏ lỡ?

  • Chuyên sâu trong lĩnh vực: Khoá học cung cấp kiến thức chuyên sâu về các yếu tố đặc biệt trong đàm phán procurement, giúp bạn tự tin hơn khi đối diện với các tình huống phức tạp.
  • Thực hành chi tiết: Khoá học thường kết hợp giảng dạy lý thuyết với các bài tập thực tế và ví dụ từ thực tế giúp bạn phát triển kỹ năng thương lượng thực tiễn.
  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Bằng cách đầu tư vào khoá học, bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc so với việc học hỏi qua trải nghiệm và sai lầm.
  • Mở rộng cơ hội: Các kỹ năng đàm phán xuất sắc mở ra cơ hội nghề nghiệp và giúp bạn đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý cung ứng của tổ chức