Supply Chain

Plan, Source, Make, Deliver – Sự nghiệp của bạn thuộc về quy trình nào trong chuỗi cung ứng?

Lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ Supply chain sẽ phân chia Mô hình tham chiếu hoạt động Chuỗi cung ứng (Mô hình SCOR) – khung cung ứng hàng đầu và được công nhận trên toàn thế giới, tập trung vào 4 quy trình của Chuỗi cung ứng:  Plan, Source, Make, Deliver.


Tìm hiểu thêm về SCOR Model tại đây


Nghề nghiệp Supply chain

Bước 1 – PLAN

Supply chain - Lên kế hoạch

Plan liên quan đến hoạt động triển khai chiến lược vận hành một chuỗi cung ứng. Việc sản xuất một sản phẩm, một thành phần hoặc mua nó từ nhà cung cấp nào là một quyết định lớn. Các công ty phải cân nhắc lợi ích và bất lợi của các lựa chọn khác nhau:

  • Sản xuất/Thu mua linh kiện sản phẩm trong nước hay nước ngoài
  • Có nên xây dựng cơ sở sản xuất quốc tế?
  • Sản xuất/ Thu mua sản phẩm bằng phương pháp nào? Make to stock, Make to order, Configure to order hay Engineer to order? (xem thêm tại đây)

Lập kế hoạch cũng liên quan đến việc vạch ra mạng lưới kết nối các cơ sở sản xuất và kho hàng, xác định mức độ sản xuất và vạch ra một giải pháp vận chuyển giữa các khu vực.

Công đoạn này cũng liên quan đến việc đánh giá làm thế nào để cải thiện Chuỗi cung ứng và các quy trình quản lý của nó. Kế hoạch hoạt động cần phù hợp với chiến lược kinh doanh, kế hoạch truyền thông cho toàn bộ Chuỗi cung ứng và các phương pháp đo lường hiệu suất . Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu phải được thiết lập trước khi bắt đầu lập kế hoạch.

Các vị trí tiêu biểu hoạt động ở cấp độ này là:

  • Manager Supply Chain
  • Manager Supply Chain Planning
  • Supply Network Development Manager
  • Demand Manager
  • S&OP Manager
  • Supply Chain Planner
  • Demand Planner
  • Material Planner
  • Supply Chain Coordinator
  • Forecast Analyst
  • Supply Planner
  • Inventory Planner
  • Inventory Analyst
  • Inventory Controller
  • Promotion Planner

Trở thành Chuyên viên Chuỗi cung ứng cùng VILAS

  • Xây dựng tư duy hệ thống
  • Trải nghiệm thực tế mô hình giả lập chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới


Bước 2 – SOURCE

Supply chain - Sourcing

Khía cạnh này liên quan đến việc tổ chức thu mua hàng hóa, nguyên liệu và linh kiện. Nó bao gồm các giai đoạn tiềm kiếm và tiếp cận những nguồn cung ứng hàng hóa đáp ứng các tiêu chí về giá, chất lượng và số lượng, giúp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, thông qua quá trình đánh giá, phân tích dữ liệu.  

Sourcing hiệu quả được đánh giá qua các yêu tố: giá tốt nhất có thể, đúng số lượng và đúng thời điểm (tất nhiên vẫn phải đảm bảo vệ mặt chất lượng sản phẩm). Khi đã xác nhận nguồn cung, những nhân viên trong giai đoạn này phải biết đàm phán hợp đồng và lên lịch giao hàng. 

Việc lên chiến lược cho một quy trình lựa chọn nguồn cung sẽ mang đến nhiều lợi như: tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, việc chọn được một nhà cung ứng tốt còn giúp doanh nghiệp tạo dựng một mối quan hệ bền vững, lâu dài. Điều này giúp đem lại nhiều nguồn thông tin về thị trường, có lợi thế trong việc triển khai các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng và tạo được uy tín trên thị trường.

Các vị trí tiêu biểu hoạt động ở Sourcing là:

  • Manager Purchasing
  • Purchasing Assistant
  • Manager Procurement
  • Buyer
  • Buying Manager
  • Strategic Buyer
  • Sourcing Specialist

Bước 3 – MAKE

Supply chain - Quy trình sản xuất

Bước thứ ba trong quy trình quản lý Chuỗi cung ứng là Making hoặc Manufacturing các sản phẩm được khách hàng yêu cầu. Trong giai đoạn này, các sản phẩm được thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, đóng gói và đồng bộ hóa để giao hàng.

Ở đây, nhiệm vụ của các nhân viên là lên lịch tất cả các hoạt động cần thiết cho sản xuất, thử nghiệm, đóng gói và chuẩn bị giao hàng. Giai đoạn này tập trung nhiều số liệu nhất của Chuỗi cung ứng để có thể đánh giá mức chất lượng, sản lượng sản xuất và năng suất của công nhân.

Các vị trí tiêu biểu hoạt động ở bước này là:

  • Operations Manager
  • Plant Manager
  • Manufacturing Manager
  • Site Manager
  • Lean Six Sigma (Program) Manager
  • (Senior) Project Manager
  • Packaging Manager
  • Production Planner
  • Supply Chain Black Belt
  • Solution Manager

Bước 4 – DELIVER

Supply chain - Quy trình vận chuyển

Giai đoạn giao hàng bao gồm tất cả các hoạt động từ xử lý yêu cầu của khách hàng đến lựa chọn chiến lược phân phối và lựa chọn phương tiện vận chuyển. Sản phẩm được cung cấp cho khách hàng tại địa điểm được xác định bởi các nhà cung cấp. Giai đoạn này về cơ bản thuộc về mảng Logistics – nó liên quan đến quá trình thiết lập hệ thống kho đến việc bố trí mạng lưới giao hàng, đáp ứng nhu cầu của của khách hàng về mặt thời gian, chất lượng và số lượng của hàng hóa

Các vị trí tiêu biểu hoạt động ở bước này là:

  • Logistics Manager
  • Warehouse Manager
  • Site Manager, 3PL Manager
  • Continuous Improvement Manager
  • Transport Manager
  • Transport Planner
  • Business Development Manager
  • Project Management
  • Warehouse Planner
  • Customs Specialist
  • Customer Service Manager
  • Manager E-fulfillment.
  • Export/Import Operations and Management

Mở rộng: 2 quy trình cuối của Supply Chain

Một Chuỗi cung ứng hiện đại sẽ không dừng lại ở bước Deliver. Nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và mong muốn đem lại giá trị cao nhất cho người tiêu dùng đã chuyên môn hóa hoạt động 2 bước tiếp theo. Tuy 2 quy trình này chưa phổ biến và được coi trọng ở Việt Nam, nhưng việc chuẩn bị  kiến thức và các kỹ năng cần thiết không bao giờ là thừa.


THAM KHẢO: CHUỖI CUNG ỨNG BÁNH MÌ HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO?


Bước 5 – RETURN

 Supply chain - quy trình đổi trả

Return là quy trình liên quan đến đổi trả sản phẩm, reversed Logistics, gatekeeping được quản lý bởi nội bộ công ty và bởi các thành viên chủ chốt của Chuỗi cung ứng. Return là công việc quản lý các sản phẩm bị lỗi, bao gồm xác định tình trạng sản phẩm, ủy quyền trả lại, lên lịch gửi sản phẩm, thay thế sản phẩm bị lỗi và hoàn tiền. Trả về cũng bao gồm các sản phẩm “end-of-life” (những sản phẩm đời cuối, nhà cung cấp không còn tiếp thị, bán hoặc quảng bá và cũng giới hạn hỗ trợ cho sản phẩm). Các công ty còn phải Giám sát hiệu suất làm việc và Quản lý hàng tồn kho cũng như chi phí của sản phẩm trả lại.

* Gatekeeping: Thuật ngữ chỉ sự hạn chế tiếp cận một số sản phẩm, mạng lưới hoặc dịch vụ

Việc thực hiện đúng quy trình này cho không phép quản lý không chỉ quản lý dòng sản phẩm bị thu hồi một cách hiệu quả mà còn xác định các hạng mục làm giảm lợi nhuận không mong muốn và kiểm soát tài sản có thể sử dụng lại như container. Quản lý Return hiệu quả là một liên kết quan trọng giữa Sales, Marketing, Chăm sóc khách hàng và Logistics, mang đến lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.

Các vị trí tiêu biểu hoạt động ở bước này là:

  • Logistics Coordinator
  • Warehouse Manager
  • Site Manager, 3PL Manager
  • Continuous Improvement Manager
  • Consumer Services Management
  • Warehouse Operations and Management
  • Distribution Management

Bước 6 – ENABLE

Nghề nghiệp Supply chain

Bước này bao gồm các quy trình liên quan đến quy tắc kinh doanh, hiệu suất của nguyên vật liệu, cơ sở, tài nguyên dữ liệu, hợp đồng, tuân thủ và quản lý rủi ro.

Các vị trí tiêu biểu hoạt động ở bước này là:

  • Mitigation compliance risk
  • Business rules
  • Data
  • Business Development Manager
  • Performance Director
  • Facilities
  • Contract
  • Supply chain Network
  • Regulatory Compliance
  • Lead Auditor
  • Head of Quality
  • Claims and MI Manager

Để hiểu rõ hơn về các nghề nghiệp bạn có thể làm liên quan đến Supply chain, hãy tham khảo bài viết này.

Theo inspired-careers.com & tradeready.ca


Xem thêm các chương trình đào tạo về Chuỗi cung ứng